Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

LỜI THÌ THÂM ĐÊM CUỐI NĂM



                                                                       PHÚT  SUY TƯ

            Đêm cuối năm giá lạnh, đang chìm sâu trong giấc ngủ đông bông tôi giật mình thưc giấc, chiếc điện thoai cầm tay để bên mình bông bật sáng lên, bàn tay tôi bất ngờ động vào nó và bên tai tôi chợt vang lên một dọng nói ấm áp :


         Hỡi đêm,
           Đêm nhiệm màu của những tiếng nhạc đời
           Đêm lạnh lùng của những cuộc chia phôi
           Đêm ngọt ngào dịu êm
           Đêm êm đềm tĩnh lặng
           Đêm mênh mông thanh văng ...
        Đêm nay là đêm cuối cùng của một năm dài đằng đẵng, đêm hãy vì ta đem  về đây một cung đàn kỷ niệm để cho ta được sống lại cùng những ký ức của một mùa trăng xa vắng, khi mà mái tóc ta đã bạc trắng như tơ mà vẫn còn thấm đẫm hương thơm của  đóa mộng đời.

         Giưa đêm lạnh tôi nghe tiếng mưa rơi tí tách, cảm xuc dồn về, lòng lắng lại với những nghĩ  suy miên man..   Lại một năm nữa sắp trôi qua, chiếc đồng hồ thời gian đang gõ những nhịp cuối cùng của năm 2014 .. một năm sôi đông, bao nhiêu biến cố đã xảy ra ở đâu đó trên núi cao ,trong rừng thẳm, giưa biển khơi bao la của hành tinh này. Máu vẫn còn chảy trên những cánh đông của đất nước Ukren, hang ngàn oan hồn của người dân ở I Răc, Syri  bị nhưng kẻ hồi giao cực đoan IS thảm sát vẫn cỏn lẩn khuất đâu đó trên bàu trơi Trung đông, hang trăm mạng sống khác còn chìm sâu dưới đáy đại dương mênh mông kia bới nhưng tai nan máy bay, tàu phà quá đỗi thảm khốc.

          May thay ,đất Việt yêu dấu của ta sau mấy chuc năm kiên cường vật lộn với đủ mọi gian nan thử thách của lửa khói chiến tranh , tiêu diệt mọi kẻ thù xa gần để có được giang sơn thông nhất vẹn toàn, cuộc sông yên bình ngày hôm nay. Đất nước thân yêu của chúng ta không còn cảnh máu chảy đầu rơi, có lẽ vì thế mà  ta bông nghẹn lời và đau buồn lo lăng cho số phân 12 thợ mỏ bị sập hầm lò ở Lâm Đông rôi vỡ òa vì sung sương khi chứng kiến họ được cứu thoát để trở về với gia đình với cuộc sông bình yên.

         Cuộc sông này thật đáng yêu ,đáng quý biết bao. Một năm qua ta lại già thêm một tuổi, từng ngày, từng giờ cứ trôi qua, khó mà nói được răng " hôm nay ta khỏe hơn hôm qua, năm nay ta khỏe hơn năm trươc" nhưng điều thú vị là ta vân đang sông, sông trọn vẹn với nhưng niêm vui, nỗi buồn. Có lúc nào đó ta như sông trong cảm giác buồn vui không rõ rệt, ta cứ trôi chầm chậm trong dòng sông cuộc đời, đung như cảm nhận của một ai đó :
                 "     Có khi rót rượu mà quên uống
                    Ra đường chẳng biết phải đi đâu. "
  hoặc :
                   Cũng có lúc ta như người bước hụt
                   Sông hôm nay chắng biết đến ngày mai ..
 Có nhiều khi:
                   Một mình cứ bước đi thơ thẩn
                   Lòng chơi vơi theo chiếc lá thu buông.

     Tự mình cảm tháy hãy cứ sống chậm thôi, sống chậm lại  để thấy long mình vị tha hơn, thanh thản hơn, sông chậm lại để lắng đọng thêm, chiêm nghiệm thêm để làm được nhiều viếc có ích hơn thay cho nhưng toan tính riêng tư, nhưng phút giây phù phiếm, vô tích sự và đôi khi là cả nhưng sự vô cảm nũa. Tôi yêu cuộc sông của chính mình, dù xấu hay tôt, sướng hay khổ thì đó cũng là cuộc đời của chính mình, ví ta đâu có cơ hội sinh ra để làm lại cuộc đời một lần nữa. Suy cho cùng ta còn mắc nợ cuộc đời này nhiêu lăm, ta thực sự phải cám ơn cuộc đời này, nói như nhạc sỹ họ Trịnh :

                "    Muốn một lần tạ ơn với đời
                  Chút mặn nồng cho tôi
                  Có những lần nằm nghe tiếng cười
                  Nhưng chỉ là mơ thôi "

   Dù cho chỉ là "giấc mơ" thôi, nhưng ta cứ mong sao có được những giâc mơ ấy.Người già thường sợ sự cô đơn ai cũng vậy thôi, vậy thì hãy :          

                  " Tự mình lấp kín cô đơn
                   Lấy vui thiên hạ xòa buồn trong ta
                   Nhìn trơi giọt giọt mưa sa
                   Tìm nhau trong những la đà bóng mây "

  Bảy mươi tư mùa xuân đã qua rồi, bao nhiêu ky niệm , bao nhiêu buồn vui,  năm mới 2015 đã gõ cửa rồi, vẫn còn đó niêm đam mê và tình yêu  thiết tha với cuộc đơi này. Năm mới ta có dự định gì không nhỉ ? có thể sẽ lai có một cuộc đi " xuyên Việt" với bạn bè thân thiết nũa chăng? có thể lăm chứ, còn sức thì cứ đi thôi, người ta chả bảo nhau " Hãy biến cái không thể thành có thể đó sao ? " . Mấy chục năm trên chăng đường dài , dù bui trường chinh có lam phôi pha đi  niêm đam mê va chút lãng mạn còn sót lại trong cuộc đời thi ta vân sẽ mãi bước đi, nụ cười trên môi, và bàn tay se không ngừng nghỉ để gõ tiếp bàn phím cho ra đời những cảm nhân, nhưng nghĩ suy để đón chào một năm mới rạo rực bao niêm vui bất tận :

                                      Dã từ năm cũ ,bạn ơi
                                      Đón chào năm mới người người hân hoan.

                                                                  Đêm cuối năm,31/12/2014.   Công Lý
 
             

Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

ẤM TÌNH BÈ BẠN PHƯƠNG NAM

MỘT LẦN, CHỈ MỘT LẦN THÔI !

                 Những ngày giữa đông Hà Nội trời lạnh, gió buốt , tôi còn đang nghĩ đến một chuyến vào nam để trốn cái giá rét ở Ha Nội thì bất ngờ cơ hội đã đên, khi Việt Hung ở Ukren trở lại thăm quê hương đã cùng  Hữu Hùng  lên chơi thăm nhà vườn của tôi, " Tình cũ không rủ cũng đến" câu nói này không chỉ đúng với các cặp đôi đã từng yêu nhau mà còn đúng với cả tình bạn nữa, vì thế mà khi "NHỊ HÙNG" mới ngỏ ý rủ đi chơi xa gặp bạn ở phương nam, tôi  như người" mớ ngủ gặp chiếu manh" gật đầu đến sái cổ, nghe thấy tôi nói là  đi với các bạn Cu Lo, Bà xã 0K tức thì, thế là ngày 5/12 tôi khăn gói lên đường theo chân 2 ông bạn bay vào Sài thành hội ngộ với đám bè bạn CU LƠ trong đó.

            Tôi chỉ ở trong ấy có 5 hôm vì ở ngoài bắc mấy "cháu" học trò cứ giục Thày ra để trả bài nên không thể lỗi hẹn, nhưng trong 5 ngày ngắn ngủi đó chúng tôi quây quần với bạn bè, 3 chàng " lãng tử" từ bắc dạt vào lại thêm ông ban Calathau mới sắm được căn hộ đẹp nên thơ  cứ mời mọc lôi kéo thế là cả lũ kết thành  một " Tứ nhân bang" thả sức tung hoành, quậy phá làm náo loạn cả Sài thành hoa lệ. 5 ngày thì mỗi ngày một tiệc lớn ,hai tiệc nhỏ , ăn thì từ món heo rừng của Chu Cường  cho tơi cháo calathau hương vị Tàu của Cu  Minh Ngọc, rồi bánh " Khọt", cánh gà rán thơm lừng, cháo lươn đậm vị Ngệ An mà hai Cụ Nhật Lệ,  Faina Phương chiêu đãi tại nhà hàng sát bên sông Sài gon cho đến các món Âu rất đặc sắc và miến cua do chính tay Cụ Diệu Huyền chế tác khi cả bọn ghé thăm căn nhà của ĐỒNG-HUYỀN, đấy là chưa kể các món đặc sản khác khi chúng tôi có  cơ hội ghé thăm biệt khu BR của vợ chồng Khắc-Hạnh và trang trại của " tỷ phú hồn nhiên " Minh Đức.
Vua đầu bếp Quế-Lư đang thao tác tại nhà Calathau

         Cũng có những lúc chán các món thịnh soan, nhiều mỡ, quá thừa chất đạm nên " tứ nhân bang" xoay ra làm " tiệc" tại nhà và thế la Công Lý tôi bất ngờ trở thành " đầu bếp" bất đắc dĩ, cờ đến tay cũng phải phất, ngày trước khi làm " Đại sư" đã có lúc phải tự mình vào bếp, sau này lại được Bà xã chỉ bảo tận tình nên tôi cũng tư chế được vài món, nay có dịp bèn áp dụng, vả lại mấy cha nội Việt Hùng, Q Trung nhất là  Tú Riềng cũng chưa bao giờ nấu nướng nên Lý tôi ung dung trổ tài, dù chỉ là " Thằng chột làm vua sứ mù" nhưng kết quả thật không ngờ, món " Sườn xào chua ngọt" dù không ngọt cũng chẳng chua lại măn chát vẫn được cụ Tú khen nức nở, còn món " nấm sào bồ duc" tuy hoành tráng nhưng vẫn có mùi gì là lạ , may mà đầu bếp tôi sớm phát hiện ra đã cho thêm nhiều hạt tiêu nên vẫn rất chi là hấp dẫn món nào mấy ông bạn cũng xơi sạch trơn, sau mấy lần chứng kiến tài năng và tay nghề của tôi, các tay bợm từ bắc vào đã khuyến cáo cụ Lý tham gia tranh tài tại cuộc thi " đầu bếp" toàn Việt sắp tới để cố trở thành " Thiên hạ đệ nhất đầu bếp".
Bữa cơm đầu tiên do Công Lý làm đầu bếp
     Trong cuộc hội ngộ lần này câu nói cửa miệng luôn xuất hiện trong các cuộc gặp măt, liên hoan là câu " Một lần, chỉ một lần thôi !", Đây vốn là một câu thơ trong bài thơ của Hông Quang, mỗi khi đám Cu Lo nâng ly lên là cú thao thao  " Một lân, chỉ một lần thôi" bất kể sau đó nâng đến lần thứ bao nhiêu, có khi nâng ly lên mời mấy cụ bà, các cụ  ít chiu cạn chén thì các cu ông lại thốt ra " chỉ một lần thôi", thế là Nhật Lệ, Diệu Huyền cũng phải cạn hêt ly, khi đưa đến cho hội bạn chục trứng thấy các cụ ông có vẻ e ngại không biết trứng này "của ai ?' chất lượng thế nào ? thì Nhât Lệ cũng vẫn chỉ một câu " Một lân, chỉ một lần thôi" thế là các cụ xơi ngon lành, không còn lăn tăn gì nữa. Khi Cụ Tú hứng lên rủ tôi và V Hung đi uống " cà phê chồn" nổi tiếng của Sai Thành , V Hung có vẻ e ngai lắm vì chưa từng thưởng thức, nhưng cụ Tú lại bài " một lần chỉ một lân thôi" nên hai chung tôi cũng phải suy nghĩ lai, nhưng rốt cuộc vân không dám uống vì không biết thư cà phê chồn này có phải đã qua bụng chồn rồi được thải ra  thật hay  không , uống vào rồi lại ôm bụng thì chết.
 Không đi "Cafe chồn" nên cụ Calathau chiêu đãi ...kem hộp vậy !

Khi săp chia tay Việt Hùng , tôi bảo : câu rủ chúng tớ sang đó chơi , đường xá xa xôi lắm kinh phí lại hạn hẹp , đa số hàng tháng Bà xã chỉ cho 500 ngàn để tiêu, có tiết kiệm đên đâu thì cũng chả gom đủ tiên mua vé, hay là câu cứ rủ vai cô Natasa sang đây chơi gặp các cụ nhất là mấy cụ thạo tiếng Nga để trò chuyện có khi lại kinh tế hơn đấy , Cụ V Hùng lắc đầu " làm sao lấy viza được ? " Cụ Tú lại nhắc lại điệp khúc " một lần, chỉ một lần thôi " thế là ông bạn đến từ xư Ukren xa xôi đày khói lửa kia cũng có vẻ xuôi xuôi, không biết là  nhận lời " ảo" hay là thật đây ? cứ nói bừa đi vì  dù sao cũng chẳng có ai đánh thuế người nói bừa đâu. phải không các cụ? vui là chính mà !

5 chàng trai Culo hẹn nhau đi "khắp thế gian" !
Cụ Nhật Lệ bảo, khi nào sang U hái râu ngô các cậu cho tớ đăng ký 1 xuất đi cùng ! 
(Mõ nghe lòm)

  Đối với tôi ấn tượng sâu đậm  nhất vẫn là tình bạn Cu Lo , dù trong nam ngoài bắc, dân Culo ta  có biệt danh là  "  Hâm " nhiều khi cũng hâm thật nhưng chẳng Hội bạn nào có được cái " hâm" rất đáng yêu ấy, chẳng thể nào có được sự gắn bó , thủy chung, bền vững như tình bạn Quế Lâm chúng ta. Khi ra Ha Nôi trong 4 tiếng bị tra tấn ngồi đợi máy bay, tôi đã kịp nghĩ ra vài bài thơ, xin ghi lại đây vài câu đã , các bài thơ khác thì xin  " Hồi sau sẽ rõ"  thơ rằng :

                           Xin cho gửi một lời chào (1)
                           Trường xưa ,bạn cũ dạt dào nhớ mong
                           Dù là ngoài bắc trong nam
                           Gặp nhau chỉ thấy hân hoan vui cười
                           Quế Lâm bạn hữu ta ơi
                           Giữ cho tình bạn sáng ngời , bền lâu.

                                                                        Đêm 11/12/2014

(1) Trích thơ của Vũ Hồng Quang :
 " Một lần chỉ một lần thôi
Cho tôi trả nợ sông rồi hay xuôi "
                                     ( Trích Gửi Sông )

Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

TÌNH KHÚC CHIỀU ĐÔNG



                                                     VÔ ĐỀ   
                            

                                   Bảy tư đã " Cổ lai hy"
                                   Một đời gió thoảng còn gì mà mong
                                   Đường xa vẫn mải ngóng trông
                                   Rượu, tình bận bịu  
                                                                 đàn ông ...lẽ thường


                                                     II

                                  Xin người chớ vội dửng dưng
                                  Bấy nhiêu cay đắng đã từng có nhau
                                  Nụ cười che khuất niềm đau
                                  Tình kia sao nỡ phai màu thời gian

                                  Xin đừng gửi gió cho anh
                                  Bao nhiêu thương nhớ sẽ thành vu vơ
                                  Thôi đừng tìm lại giấc mơ
                                  Tóc nay đã bạc , bao giờ lại xanh ?


                                                   III

                                  Đêm nay trăng lặn mờ sương
                                  Người đi đi mãi dặm trường xa xôi
                                  Để tôi chỉ một minh thôi
                                  Rượu nồng nhấp chén lòng chơi vơi 
                                                                                      buồn
                                  Một trời đêm vắng mênh mông
                                  Một hồn thơ giữa hư không đất trời.

                                                                               Thạch Quân , Tháng 12-2014





                                                    


Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

ĐÓN BẠN PHƯƠNG XA



                                        ĐÓN NHỊ HÙNG LÊN NHÀ VƯỜN

                    Nghe tin Việt Hùng từ đất nước Ukren xa xôi đang hứng chịu khói lửa chiên tranh trở về thăm quê hương, qua chiến hữu Hữu Hùng, sáng 19/11 vợ chồng tôi đã có dịp đón bạn Việt Hùng  lên nhà vườn ở Cổ Đông, nơi mà nhiều bạn trong lớp đã từng ghé thăm, tất nhiên là Hưu Hùng cũng không thể vắng mặt, bởi vậy mới có chuyện đon "Nhị HÙNG".
                  Việt Hùng bên Ukren cũng có một trang trại nên rất hứng thú đi xem nhà vườn của Lý Liên, Hùng chụp rất nhiều ảnh ghi lại cuôc hội ngộ. Chúng tôi quây quần bên nhau ôn lại tình bạn thuở xưa, nhấm nháp rượu quê vơi món chả nướng, lòng heo ,Việt Hùng xa quê đã 5 năm nên rất khoái khẩu với mùi vị món ăn dân dã nơi quê nhà . Chúng  tôi hẹn nhau sẽ còn tái ngộ tai nơi này lần nữa trước khi Việt Hùng trở lại vùng chiến sự, nơi mà anh đã lập nghiệp, cưới vợ sinh con và sống ỏe đó gân 50 năm nay. Tôi tạm dừng đây, hẹn viết tiếp sau cuộc tái ngộ sắp tới.
     
Vợ chồng Lý và Nhị Hùng

3 chàng  lính " ngự lâm"
Lý Hùng dưới bóng cây Kơnia-bưởi
                                                    Hai ông già thư giãn

                                                                                                                 Còn tiếp   Công Lý 20/11

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

VIẾT NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO


                                      KHÔNG THÀY  ĐỐ MÀY LÀM NÊN

Học trò Công Lý đến thăm và chúc mừng cô giáo Ngọc Quế nhân ngày 20/11/2014

                 Cuộc đời tôi đã trải qua được 74 năm. Trước hết phải cảm tạ muôn lân Bố và Mẹ đã sinh ra mình, nuôi dưỡng mình nên người. Người thứ hai mình phải cảm ơn chính là các Thày Cô, không có sự chỉ bảo dạy dỗ của các Thày  Cô từ ngày còn tấm bé cho tới lúc  bước vào ngưỡng cửa trương Đai học rồi hòa vào cuộc sống, làm việc và cống hiến  thi mình cũng chẳng thể trưởng thành và tạm gọi là thành đạt ,trở thành một con người có ích cho gia đình cho xã hôi như ngày hôm nay. Bởi thế từ xa xưa Ông Cha ta đã có câu " KHÔNG THÀY ĐỐ MÀY LÀM NÊN", đây như là một chân lý đúc kết từ cuộc sống, là một lời răn dạy cho các thế hệ chúng ta hôm nay và muôn đời sau .

               Người Thày đầu tiên trong cuộc đời mình chính là CHA ME  mình. Cha Mẹ đã sinh ra ta rồi dạy ta những bước đi đầu tiên , dạy ta cầm thìa cầm đũa, bưng bát cơm bát canh trong bưa ăn hang ngày, dạy ta cách đi đứng, ứng sử trong mọi ngóc ngách của cuộc sống khi ta lẫm chẫm vào đời. Đến 5, 6 tuổi , cái tuổi ta biết cầm bút ,biết đánh vần   thì ta chính thức được tiếp thu sự dạy dỗ của các Thay Cô. Lên 8 tuổi tôi bắt đầu đến trường làng khi cùng Bố Mẹ tản cư lên Tuyên Quang, tôi nhớ Thày giáo đầu tiên dạy chúng tôi không được khỏe , Thày mắc bệnh phổi nhưng vẫn cần mẫn đem con chữ đến cho chung  tôi , 3 năm học, đến năm lớp 3 thì Thày bỏ lũ học trò " ra đi" để lại nỗi tiếc nhớ cho đám học trò nhỏ. Cuộc đời biến động, rồi tôi cũng không ngờ là mình lại được chọn cùng bao bạn nhỏ khác con em cán bộ kháng chiến vượt biên sang nước Láng giềng để ăn học. Từ đó sự trưởng thành của tôi không thể nào tách rời sự dạy bảo của các Thay  Cô dưới mái trường Lư-Quế trong suốt  5 năm trời đằng đẵng. Vào dịp ngày Nhà Giáo 3 năm trước tôi đã đến nhà thăm Cô giáo yêu quý của mình -Cô Quế, cuộc gặp mặt trò chuyện đầm ấm đày tình nghĩa Thày trò để lại ký ức sâu đậm trong tôi và cuộc gặp đó tôi đã ghi lại trong một bài viết, giờ  tôi vẫn nhớ là tôi hình dung Cô và các Thày Cô khác đã dạy dỗ mình là những" NGỌN NẾN THẮP SÁNG CHO ĐỜI ", nhờ NGỌN NẾN ấy ,nhờ sức lực và tâm huyết của cô Quế, của Thay Quý ...mà tôi đã trưởng thành, đã  nên người  và đóng góp toàn bộ tâm trí và sức lưc  của mình cho gia đình và cho xã hội. Hôm nay lại đến ngày Nhà giáo, các bạn tôi đã đến thăm cô và tôi cũng sẽ đên thăm Cô, tôi luôn yêu quý và giữ mãi những kỷ niệm đẹp về Cô Quế, Thày Quý và các Thày Cô đã dạy dỗ chỉ bảo cho tôi trong suốt cuộc đời mình.

             Bố tôi là một Kiến trúc sư, Ông  khuất núi đã hơn 30 năm rồi, khi còn nhỏ  có lúc tôi nói với ông là muốn đi theo nghề kiến trúc của ông, ông lắc đầu và khuyên tôi hãy làm một nhà giáo , ông đã từng là nhà giáo dạy môn kiến trúc tại trường Thăng Long cùng thời với Đại tương Võ Nguyên Giáp, nghe ông, tôi cũng muôn trở thanh một người Thày, nhưng cuộc đời lại đưa tôi sang một ngã rẽ khác. Tôi học tiêng trung và ra trường về ngành Ngoai giao. May là về cuối đời tôi cũng thực hiện được ước mơ làm Thày của mình, tôi cũng được đứng trên bục giảng dạy môn tiêng trung trong 2 năm tại trường Ngoại giao. Những lúc ấy  từ , trên bục giảng  nhìn xuỗng các học trò  tôi thấy trong lòng tràn đày niêm vui. Giờ tuy không chính thức lên lớp nhưng tôi vẫn có nhiều cô cậu học trò , tôi truyền đạt lại cho họ những kiến thức và kinh nghiệm trong công việc, trong giao tiếp bằng thứ ngoại ngữ mà tôi đã gắn bó hơn 40 năm nay., đến ngày Nhà giáo thật vui mừng khi tôi nhận được những tấm thiếp ghi lời chúc  chân thành của các học trò cũ.
Thày Công Lý chụp vớicác học trò nhân ngày nhà giáo

          Bây giờ tuổi đã cao nhưng tôi vẫn học hàng ngày, sách vở là người thày quý giá của tôi, tôi đã có một tủ sách , nhưng điều quan trọng là hàng ngày tôi đã học được nhiều kiến thức về lịch sử, về mọi mặt của cuộc sông từ trong những cuôn sách đó. Tôi hiểu rằng cuộc sống luôn đày ắp nhưng kiến thức và như một dòng sông chảy bất tận.

          Nhân ngày Nhà giáo, xin được cùng các bạn trong lớp 5 của chúng ta gửi lời chuc mừng nồng nhiệt tới Cô Quế, Thày Quý , chúc các Thày Cô khỏe mạnh sống lâu, an khang ,thịnh vượng.


          Chỉ là những suy nghĩ vụn vặt tôi ghi chép lại nhân ngày Nhà Giáo , ghi lại chỉ để tự mình răn mình : đừng bao giờ quên sự dạy dỗ của các Thày cô , và đừng bao giờ bỏ qua lời dạy của các bậc tiền nhân  : " KHÔNG THÀY ĐỐ MÀY LÀM NÊN ".

      TB :  Sáng 16/11 y hẹn tôi lại đến thăm cô Quế, Cô trò tay bắt mặt mừng , Cô vẫn giữ dáng dấp của người Chị năm xưa ,nụ cười thân quen vẫn  đong lại trên khuôn mặt  phúc hậu, mỗi năm thêm một tuổi nhưng mừng  là Cô vẫn rất khỏe , tôi chúc mừng Cô nhân ngày Nhà  giáo, khi chia tay Cô bảo " Mỗi lân các em đến thăm Cô rất mừng". Tình nghĩa Thày trò thật thắm thiết, sâu đậm.

                                                                                              Công Lý  HN 15-16/11/2014

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

KỶ NIỆM NƯƠC NGA



                                                      CHIỀU ĐÔNG  MAXCOVA

                                              Từng bông tuyết nhẹ rơi
                                               Buổi chiều đông giá trắng trong lòng tôi
                                               Niềm cô đơn lẻ loi
                                               Khi chiều trùm lên bóng em nhỏ nhoi
                                               Về đâu hỡi người ơi
                                               Để hàng bạch dương xót xa chờ mong...

           Trong một đêm đông ở Ha Nội, tôi trầm ngâm nghe lại ca khúc " Mùa đông Maxcova" của nhạc sỹ Phú Quang, ông đã viết bài hát này trong một dịp thăm Maxcova thủ đô của nước Nga vào những ngày đông lạnh giá. Bài hat đã đưa tôi trờ về với một ký ức về nước Nga , đất nước xa xôi nhưng lại gần gũi với nhiều người Việt Nam trong đó có tôi, mặc dù tôi chỉ ghé qua nước Nga vài lần và lần ở lâu nhất cũng chỉ hơn một tháng.

           Đó là mùa đông năm 1990 , đã 24 năm trôi qua mà kỷ niệm về những ngày tôi ghé qua Maxcova lần ấy vẫn còn in đậm trong trí nhớ của tôi. Tôi đến với nước Nga lần đầu tiên vào năm 1973 khi tháp tùng Bộ trương NG Nguyễn Duy Trinh đi Paris dự hội nghị quốc tế về VN. Trên đường đi đoàn đã ghé thăm Bắc Kinh và Maxcova, dịp đó tôi chỉ ở lại cùng đoàn có một ngày rồi bay tiếp đến Paris nên chẳng có dịp đi đâu . Sau năm 1975 quan hệ Ta với TQ xấu đi nhanh chóng, năm 1978 đường sắt liên vận rồi đường hàng không từ Hà Nôi đi Bắc Kinh đều bị cắt, lúc đó đi BK công tác chúng tôi buộc phải bay qua Maxcova rồi đáp tàu hỏa hoặc máy bay  để đến Bắc Kinh, vì thế tôi nhiều lần được ghé qua Maxcova và thường ở lại đó vài ngày trước khi đi Bắc Kinh.
Tuy đến với nước Nga khá chậm và không được trải qua thời sinh viên ở đó, nhưng tôi may mắn đã có dịp được sang nước Nga  để  học tập va ngiên cứu vê kinh nghiệm " Cải tổ"  của Liên Xô dưới thời TBT Gooc-ba-chop năm 1986. Trong dịp hiếm có này của cuộc đời ,tôi đã đăt chân tới nhiều đia danh nổi tiêng của nước Nga ở Maxcova va Leningrat ( Petecbua), đên Quảng trường Đỏ viếng mộ Lenin, ngắm cảnh đêm trắng và thăm cung điện mùa đông, bảo tàng Emetat ở thành phố cảng, cố đô Petecbua.

          Trở lại mùa đông năm 1990, khi đó tôi kết thúc nhiệm kỳ công tác lần thứ 3 tại  Sứ quán Ta ở Bắc Kinh với chức danh Tham tán Công sứ, trên đường trở về nước tôi lại ghé qua Maxcova. Thời gian ở lại Maxcova lần cuối nay hơn một tuần , tôi đi chỉ có một mình nhưng cũng không cảm thấy cô đơn . Trong thời gian công tác ở BK tôi thường xuyên quan hệ với các đồng nghiệp người Nga lam việc ở Sứ quán Liên xô tai BK, tôi quen thân với một người bạn Nga là Tham tán của SQ, ông có tên là Nuzanop, tôi chỉ biết vài câu tiếng Nga nhưng tôi thương trao đổi với ông băng tiếng Trung. Có vài lần tôi ghé thăm căn hộ đày đủ tiện nghi của gia đình ông trong SQ. Mỗi lần tôi ghé thăm, Ông , Vợ ông và con gái Natasa đón tiếp tôi rất nhiệt tình chu đáo. Natasa đang theo học khoa ngữ văn tài Đai học BK , nơi mà chinh tôi cũng đã theo học khoa ngôn ngữ ở đó trong 5 năm. Cô gái ấy nói tiêng trung khá thành thạo nhưng vẫn  ngỏ ý muốn tôi phụ đạo thêm tiêng trung cho cô , còn tôi cũng nhân dịp đó nhờ Nattasa dạy cho vài câu tiếng Nga để giao tiếp. Trong lúc trò chuyện, tôi và Nuzanop hay bàn chuyện thời cuộc, tình hình nội bộ TQ, vợ ông nấu món súp Nga mời tôi còn Natasa thì mở nhạc và những bài hát Nga cho chúng tôi nghe. Khi tôi rời BK cả nhà Nuzanop ra ga tiễn tôi, điều hơi bất ngờ là dịp đó cả nhà Nuzanop cũng trở về Nga nghỉ phép thăm Ong Bà . Trên tàu gặp nhau  Nattasa đã hẹn tới Maxcova sẽ đưa tôi đi thăm thắng cảnh ở Thủ đô.
          Trong mấy ngày ở Maxcova ông bạn Nuzanop và con gái Nattasa  đã đưa tôi đi thăm lại một số đia danh tôi đã từng đến ở Thủ đô, nhưng thú vị nhất là tôi có thời gian cùng  Nattasa và gia đình cô  và mấy người bạn nữa đi dã ngoại đến với khu rừng ngoại ô Maxcova. Cảnh tượng mùa đông tuyết rơi phủ trắng cánh rừng, đúng la  " từng bông tuyết nhẹ rơi " phủ lên những hàng bạch dương một màu trăng tinh khôi, chung tôi cùng uông Vot-ka và ăn thịt nướng kiểu Nga, nhũng bài hát " cây Thùy Dương", " Kachiusa " " Đôi bờ" vang lên cùng với tiêng đàn ghita của Nuzanop, ngày ấy tôi còn hát được bằng tiếng Nga ,  cái dọng khàn khàn của tôi đã nhanh chóng hòa vào dọng hát trong trẻo của cô gái Nga ,  không gian tĩnh lặng của mùa đông nước Nga và tâm hồn trong trẻo đôn hậu của những người bạn Nga đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng tôi.

         Cho đên ngày hôm nay, mỗi khi nhớ về nước Nga xa xôi, nhớ về những người bạn Nga  có tấm lòng mộc mạc mà đôn hậu tôi lai nhớ lại những ký ức ấy của một thời đã qua, lòng nao nao :

           Xin hãy được gặp nhau  lẫn nữa
           Dù vẫn biết mai là dã từ
           Xin hãy nhớ về nhau lần nữa
           Dù ký ức đẹp chỉ còn trong những giắc mơ.
         
                                                                                      Ngày 7/11/2014. Công L:ý

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

MỖI NGÀY MỘT CHUYỆN

  NHỮNG NGƯỜI  KHỐN KHỔ

                    Đây không phải là câu chuyện " Những người khốn khổ" của Đại văn hào Pháp  Vich-to  Huy-go  mà là câu chuyện xảy ra ở ngay Việt Nam . Trong cuộc sống hàng ngày có những con người bạn có thể đã găp hoặc có thể bạn chưa bao giờ găp , nhưng nghe câu chuyện của họ thì ta không thể nào không thốt lên một câu : " Những người khốn khổ". Vâng ,  những người khốn khổ ấy,  họ là ai ?

           Chuyện xảy ra đã vài năm trước, người tôi muốn kể ra trong câu chuyện giờ đã chẳng còn trên cõi đời này nữa, nhưng những con người đại loại cũng "khốn khổ" như họ thì vẫn còn đày rãy trong xã hội  mà ta đang sống.

           Thành phố Sài Gòn "hoa lệ", hàng ngày có biết bao người đã đi trên con đường mang tên " Đồng Khởi", một con đường đẹp và náo nhiệt dẫn từ Nhà thờ Đức Bà đến  Nhà hát thành phố,   nhưng không mấy người để ý đến hai người đàn ông áo rách nón mê tay cầm chiếc bát mẻ lê lết bên vỉa hè để xin mọi người qua lại bố thí cho miếng cơm, đồng tiền để sống qua ngày. Người qua đường không ai đoái hoài, không dám đến gần họ vì nghe nói đó là hai nạn nhân của tệ nan ma túy và họ đã mang trong mình mầm bệnh AIDS và đã đến giai đoạn cuối chỉ còn chờ chết.  Chẳng có tổ chức nào quan tâm , không một bệnh viện nào nhận chữa trị cho họ trong khi vẫn có từng đoàn xe trống rong cờ mở với khẩu hiệu đỏ chóe  đập vào mắt mọi ngươi "Hãy giúp đỡ những ngươi nhiễm HIV" rầm rộ chay qua con đường này để tuyên truyền cho chiến dịch phòng chống căn bệnh thế kỷ mà thành phố đã phát động.
            Một ngày kia có một thanh niên từ dưới quê lên tìm việc ở thành phố, đi qua con đường này bắt găp cảnh tượng hai người đàn ông xin ăn đã dừng lại, anh dành cái bánh mỳ mới mua chuẩn bị ăn cho qua cơn đói chia đều cho hai người  ăn xin, thấy họ vồ lấy nhai ngấu nghiến anh nghĩ chắc họ còn đói hơn mình. Trong lúc ngồi nhìn họ ăn anh lân la hỏi chuyện. Người đàn ông thều thào : " từ ngày tôi nằm đây chỉ thấy người ta đuổi như đuổi tà có mấy ai để ý hỏi han gì đâu, hôm nay may sao được chú cho ăn lại còn hỏi chuyện nữa , tôi biết là mình chẳng còn sống được bao lâu nữa, cám ơn chú" ,nói rồi nước mắt ông ràn rụa. Qua câu chuyện ông kể, người thanh niên mới võ lẽ, thực ra 2 con người này rời quê  Nam Định vào đây kiếm sống, đã làm đủ nghề bán ve chai rồi tậu được xe máy chạy xe ôm cũng tạm qua ngày, không ngờ họ lại sa vào vũng bùn ma túy để không sao rut chân ra được rồi mắc căn bệnh vô phương cứu chữa, họ chẳng có tiền để mà đi chữa chạy và cũng không có tiền để thuê phòng trọ họ chỉ còn cách ra đứng đường xin ăn qua ngày chờ chết.
          Nghe câu chuyện của họ chàng thanh niên thật đau lòng, hàng ngày anh vùa đi làm thuê kiếm tiền sinh sống vưa tìm cách giúp đỡ cho họ được miếng cơm qua ngày, cảnh tượng ấy khu phố , người qua lại đều biết nhưng chẳng mấy người quan tâm.  Nhiều ngày sau ,một buổi chiều đi làm thuê về người thanh niên chạy đến đưa thức ăn cho họ thì chỉ còn thấy cả hai người đã hồn lìa khỏi xác để lên thiên đường rồi. Ngậm ngùi thương xót vô hạn, người thanh niên chỉ còn biết đi báo cho khu phố. Khi đưa một trong hai người đàn ông lên xe chở ra nghĩa đia, người thanh niên tình cờ thấy trong túi áo của ông ta có một mảnh giấy ghi nhiều dòng chữ, anh thanh niên mở ra đọc thì mới hay đó là mấy lời thơ nhắn nhủ lại hậu thế :

                             Khi tôi chết xin đừng nhỏ lệ
                             Mà nhớ tôi với đoạn ngắn thơ thôi
                             Chết là trở lại với tinh thể của sao trời
                             Trả trái đất những gì vay mượn trước
                             Chào những khách bộ hành xuôi ngược
                             Tôi đến ga đời trả lại vé quê hương.

         Họ đã lên thiên đường với một thể xác bệnh tật nhưng tâm hồn thì thanh thản lạ kỳ. Câu chuyện của họ thật đắng lòng, để lai cho hậu thế bao điều trăn trở, suy tư. Trên đời này, xung quanh ta còn biết bao con người "khốn khổ", hãy làm điều gì đó để bớt đi " NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ ".

                                                                                                       30/10/2014
                                                                                            Công Lý  Theo phóng sự của Vân Anh

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Phần II

                ĐẾN HẸN LẠI ....GẶP

        Cuộc đời là một dòng sông, dòng sông đời tôi đã chảy được 74 năm, đã đến khuc cuối, nhiều khi tư lự, thấy buồn và buông tiếng thở dài những lúc ấy tôi luôn tìm đến bạn bè để chia sẻ cà niềm vui và nỗi buồn.
       Khối lớp 5 Lư-Quế chúng ta nhiều bạn sinh vào năm 1941 tuổi Tân Tỵ, cầm tinh con rắn, tôi cũng là một trong số đó. Tôi sinh vào ngày  16 tháng 10, một ngày  giữa mùa thu và đó là một ngày đáng nhớ trong đời. Đến dịp kỷ niệm ngày sinh năm nay, Bà xã tôi gợi ý mời các bạn trong lớp cùng sinh năm 1941 đến nhà vui chung, đúng ra  cuộc hội ngộ đó sẽ diễn ra tai nhà vườn như mấy năm trước " đến hẹn lại lên ", nhưng do lý do khách quan nên chung tôi rời về  ngôi nhà  ở ngõ 106 Hoang Quốc Việt vào sang 19/10 và đành " ĐẾN HẸN LẠI ... GẶP "
       Sáng nay trời thu nắng đẹp Vợ chông tôi đã vui mừng đón các bạn trong lớp dến vui chung nhân ngày sinh . Do báo gấp nên một số bạn có việc đột xuất đã không đên đươc, Trung Hải ,Khoa Phi, Thế Long gặp tôi báo bận rất tiếc không  ghé chơi đươc, Hữu Hung đến phut cuôi gọi điên cho tôi mấy lân tỏ ý rất tiêc nuối vì bân việc  gia đình " bất khả kháng" nên vắng măt, Bang trưởng Lệ Thủy gọi điên cáo lỗi vì chân đau nặng, Minh Kim Thanh Mai Tiến Hoan , Ngọc Trâm cũng thông báo tỏ ý nuối tiếc không ghé thăm đươc. Nhưng còn nhiều bạn khác đã đến và cuộc hội ngộ diễn ra đông vui ngay bên dưới dàn hoa bên thềm nhà chung tôi. Dẫn đầu "phái đoàn" là hai  phó mõ Ngô Hiệu và Nữ Hiếu, các bạn nam có Hân, K Lân, Phạm Kiên, Cát Hồ, Phạm Phu ,Trần Chính ,Trường Hạo,  Bạn Đỗ Bảo phút chót mới gọi điện cho tôi hỏi đường đến nhà và tới nơi là nhảy vào tán gẫu ngay làm sôi đông bàu không khí đầm âm va gần gũi của Be bạn Cu Lơ, các bạn nữ còn có Nguyệt Ánh, Tuyết Minh, Thanh Bình, chị Trân và em Hà, vui mừng hơn nữa là Vợ chông Kính-Giang lớp 3 cũng đã có mặt kịp thời để chúc mưng năm sinh của nhiêu anh, chị khối 5. Bữa ăn đậm tình nghĩa bạn bè, món ăn đậm phong cách dân tộc , ngoài tài  nấu nướng của đầu bếp kiêm bà chủ Hông Liên với các món ăn hết sức dân dã bánh đúc, lòng heo, miên lươn ra còn có thêm món bánh bột lọc nhân tôm của Nguyệt Ánh, bánh rán của chi Trân mang đến. Trong không khí đậm tình Cu lờ, mọi người nâng cốc chúc mừng ngày vui của chị em- ngày thành lập hôi phụ nữ 20/10 và ngày vui của nhiều bạn trong khối 5.
     Trong bữa ăn mọi người chuyện trò rôm rả, ôn lại những kỷ niện thuơ ấu thơ dưới mái trừng Dục Tài Lư sơn-Quế Lâm, câu chuyện gần gũi, thoải mái kéo dai đến tân buổi chiều, mọi người bùi ngùi chia tay và hẹn gặp lại nhau vào dịp kỷ niêm thành lập trường vào tháng 11 tới.
      Chia tay các ban, vợ chồng chung tôi chân thành cám ơn các bạn đã bớt chút thời gian đến với chung tôi để cùng chia sẻ niêm vui của những người bạn thân thiết  Lư-Quế thuở nào.
      Viết đến đây tôi chợt nhơ mấy câu của Trinh Công Sơn viết về ngày sinh nhật  :

                                Mừng sinh nhật ta lần thứ bao nhiêu
                                Bao nhiêu sinh nhật cũng không nhiều
                                Này bè bạn ơi hãy vui theo
                                Bao nhiêu sinh nhật cũng chia đều.

                  (   TCS :" Mừng sinh nhật'" ,  CL mạn phép tác giả  sửa vài chữ cho phù hợp )

                                                         Công Lý tường trình , tối 19/10/1941

NGOẢNH NHÌN CUỘC ĐỜI


                           Phần I :  NHƯ MỘT TIẾNG THỞ DÀI

                   Tôi thấy mình  như một chàng trai trẻ đang "cưỡi" trên một chiếc xe đạp  băng qua những cánh đồng, băng qua sông suối, giữa trời nắng chang chang, lên đến đỉnh một ngọn đèo tôi dừng lại giữa tiếng hò reo tán thưởng vang dội, tôi mỉm cười trước sự kỳ ảo của sức trẻ, ở phía xa bên ngọn đồi kia có ai đó đang chờ đợi tôi, viễn cảnh của một cuộc hội ngộ đày lý thú đang vẫy gọi tôi, tôi lại lấy hết sức lực trai trẻ để dấn tới chinh phục ngọn đồi kế tiếp, bông nhiên xe tôi vấp phải một hòn đá trên đường ,khựng lại ...tôi tỉnh giấc, hóa ra là một giấc chiêm bao.  Đêm sắp qua, thu chớm đông sang, trời xe lạnh , tôi ngồi dậy vươn vai, toàn thân ê ẩm đau nhức sau một giấc ngủ say đày mộng mỵ , lúc này bên tai tôi nghe vẳng mấy câu trong bài  " PHÔI PHA" của  Trịnh Công Sơn  :

                          Ôi phù du
                          Từng tuổi xuân đã già
                          Một ngày kia đến bờ
                          Đời người như gió qua ..

                Trở về với thực tai, vậy là mình đã trải qua bảy mươi tư mùa xuân, đời người đúng là như một làn gió thoảng qua, giờ ta chỉ không biết ngày nào đó sẽ " đến bờ". Mình  đã già thật rồi, đang sống nhưng ngày tàn chứ đâu có được sức khỏe như chàng trai trong cơn mơ kia. Ngoảnh lại nhin cuộc đời  thăng trầm,  nếm đủ đắng cay ,ngọt bùi , thất bại và thành công. Ta phải thầm cám ơn cha mẹ đã sinh ra ta nuôi dạy ta khôn lớn nên người, cám ơn đời  đã dành cho ta bao ưu ái. Ta như con thuyền thuận buồm suôi gió, 40 năm ta đã trưởng thành từ cậu bé ngây ngô  với cuộc sống vô tư cùng bè bạn bên dòng sông Ly thuở nào trở thành một con người chững chạc trong ngiệp Ngoại giao, bôn ba 4 biên 5 châu ,dù chẳng làm nên công trạng gì ta cũng  tự hào vi đã hiến cho đời chút sức lực và trí tuệ nhỏ nhoi của mình. Chìa khóa của sự thành công nhỏ bé ấy chỉ là sự CẦN CÙ và GẮNG HỌC HỎI, và ẩn hiện đằng sau luôn là bóng dáng của người phụ nữ ,người bạn đời đã chung lưng đấu cật đi cùng ta suốt chặng đương gian nan đày chông gai và thử thách.  Nghĩ lại chặng đường đã qua, chợt giật mình :
                        Bao nhiêu năm làm kiếp con người
                        Chợt một ngày tóc trắng như vôi
                        Lá úa trên cao rụng đày
                        Cho trăm năm ....
            Đời người ngắn ngủi mấy ai trường thọ đến trăm năm ,rồi ai cũng phải "về cõi xa xăm " để " làm áng mây trôi " . Vậy là mình cũng đã qua thời đỉnh cao và bắt đầu xuông dốc, đúng là :

                        Những hẹn hò từ nay khép lại
                        Thân nhẹ nhàng như bay              
                        Chút nắng vàng giờ đây cũng vội
                        Khép lại từng đêm vui                     ( TCS : Như một lời chia tay)

           Thôi thế là tất cả rồi sẽ qua đi, bao nhiêu  danh lợi, được mất rồi cũng sẽ qua đi, " chén rượu cay, một đời ta uông hoài" nay :
                       Tiếng thì thầm từng đêm nhớ lại
                       Ngỡ chỉ là cơn say

            Ngày sinh lân thứ 74, đêm nay quanh ta :
                    Chỉ còn mùi hoa sữa nồng nàn
                    Trong căn phòng nhỏ
                    Đêm cuối thu
                    Trăng lặn mờ sương   ( PQ Im lặng đên Hà Nội )

           Tôi viết những dòng này " Như một tiếng thở dài" chỉ để chía sẻ cùng bạn bè với một tâm nguyện :

                    Và riêng tôi xin có một ngày
                    Ngồi thong dong trao đến mọi người
                    Chút tình tôi.

                                                                                             Đêm 18/10/2014
-------------------------------------------------------------------------------------------
    Phần II  sẽ được viết tiếp sau buổi găp mặt chung vui với bè ban QL sang 19/10.

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

HÀ NÔI , 60 NĂM, MỘT CHẶNG ĐƯỜNG


                                             HÀ NỘI TRONG MẮT AI

                                    "  Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời
                                       Hàng cỏ ngát hương sen hoa Thủ đô
                                       Đường lộng gió thênh thang năm cửa ô
                                       Nghe tiếng cười không quên niềm thương đau "      

       
          Một sớm mùa thu, vừa tỉnh dậy tôi đã nghe văng vẳng đâu đó bài hát " Hà Nôi  niềm tin và Hy vọng " và nghe thấy cả tiếng cười của những cô cậu học sinh  đạp xe lướt đi trên phố phường của Thủ đô để tới trường , nhìn lên tờ lịch  tôi mới biết hôm nay là ngày 10 thang 10, ngày Giải phóng Thủ đô.
               Thời gian thấm thoát thoi đưa, một chớp mắt đã 60 năm trôi qua. Ngày Hà Nôi được  giải phóng sau  "  Chín năm làm một Điện Biên " tôi mới13 tuổi  đang cùng các bạn đồng trang lứa học tập và vui chơi bên dòng  Ly giang Xứ Người. Nhưng tôi đã biết Hà Nội từ trước đó , đơn giản vì " Nơi tôi sinh Hà Nội, ngày tôi sinh một ngày bỏng cháy ", 16/10/1941 ,  " Ngõ nhỏ phố nhỏ , nhà tôi ở đó", 38 phố Quán Sứ. Năm lên 5 tuổi tôi cùng Cha Mẹ anh chị em tản cư ra vùng kháng chiên Tuyên Quang, còn nhỏ nên tôi chẳng nhớ gì nhiều, nhưng hình ảnh  từng nhóm người đua nhau chèo thuyền trên Hồ Gươm thì vẫn lưu lại trong trí nhớ của tôi. Mãi hè năm 1957 Hà Nội giải phóng được 3 năm tôi và các bạn mới trở về Hà Nôi. Tôi không bao giơ quên ngày đó chính Cha tôi đã ra ga đón tôi rồi đèo tôi trên chiếc xe Mobilet đã cũ dạo quanh  Hồ Gươm và phố phường Hà Nôi rồi về ngôi nhà 100 phố Phó Đức Chính gần Hồ Tây ,đó là nơi ở của gia đình tôi từ ngày đó cho tới khi phải sơ tán khỏi HN những năm chiên tranh chống Mỹ 1964.
   
Hà Nôi thời Xe điện
        Đã 60 năm , Hà Nôi đã có biết bao đổi thay , từ một thành phố chỉ vài vạn dân nay đã  ngót nghét 6 triệu người, bao công trình mới, bao nhiêu tòa cao ốc đã mọc lên, bao nhiêu con đường mới được mở ra. " Hà Nội trong mắt ai ?" thì không biết thế nào, nhưng Hà Nôi trong mắt tôi thì vẫn một dáng thân quen dù có thay đổi bao nhiêu nữa.  Sự đổi thay của Hà Nội đã có lúc làm cho cả những " người nghệ sỹ lang thang hòai trên phố , bỗng thấy mình không nhớ nổi tên một con đường " ( Em ơi Hà Nội Phố), nhưng tôi thì không, tôi vẫn nhớ tên từng con phố, phố Tràng Tiền chạy thăng đên Nhà hat lớn, ,phố Đinh Tiên Hoàng ven Hồ Gươm, phố Hàng Trống nổi tiếng với hiệu kem " bốn mùa" , phố Hàng Than với hiệu bánh cốm Nguyên Ninh, phố Chả cá nổi danh  ,rồi Hang Ngang, Hàng Đào con phố tơ lụa với những cô bán hàng " mắt sắc như dao"  và  nụ cười luôn hẻ nở trên những cặp môi " hồng như san hô", không thể không nhắc tới những con phố " Bát đàn", "Lãn Ông " bán đày các vị thuốc "hồi xuân" ' rồi Hàng Mành  mùi bún chả  thơm lừng, phố Tạ Hiện với những nhà hàng bia hơi luôn  chen đày thực khách, phố Hàng Giày thơm mùi chè " Lục tàu xá", phố Hàng Hành với cà phê Nhân nổi danh một thời ....còn nhiều nữa những địa danh  mà tôi không thể kể hết  .
     
        Dù thay đổi thế nào thì Ha Nội vẫn là thành phố luôn giữ chân được nhiều du khách khăp mọi miền, trong ngoài nước. Có thể bạn thich đến với thành phô   Hồ Chí Minh sôi động, ồn ã, nhưng tôi thì không, tôi vẫn thích một Hà Nôi  nơi mà " nằm kề bên nhau  phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu", tôi vẫn thích Hà Nội với Hồ Tây mỗi buổi chiều về " Đàn Sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời". Đáng buồn là thành phố luôn đẹp "trong mắt ai" ấy giờ đây đang mất dần cái vẻ cổ kính và bình lặng vốn có để thay vào đó nhưng kiến trúc kiểu mới lai Tây lai Tàu, mọc lên lộn xôn, ngổn ngang, bao nhiêu khu mới được mở ra nhưng chẳng hề được quy hoạch ,không hài hòa với những kiến trúc xưa người Pháp để lại, Trung tâm hôi nghi quốc gia, Bảo tang Ha Nôi những người dân thường chẳng hiểu gì về kiên trúc đô thi còn thấy xấu  thế mà nhưng người có quyền lực lại lưa chọn cho xây dựng lên để rồi làm méo mó đi cái vẻ đẹp  Tao nhã của Ha Nôi. Bao giờ thì những con phố quanh Hồ  Gươm, chợ Đồng Xuân, Hàng Ngang Hàng Đào mới được trở thành " Khu đi bộ" ? câu hỏi hình như chẳng bao giơ có lời đáp. Người Hà Nội đich thực luôn băn khoăn, đành rằng cuộc sông phải đi lên, thành phố cũng phải luôn vận động đổi thay, nhưng làm sao để giữ mãi được một Ha Nôi đã hằn dấu ấn của lịch sử, để giữ mãi được vẻ đep cổ kính , trang trọng, thanh lịch và nên thơ của một thủ đô "Hào hoa phong nhã " với bề dày nghìn năm văn hiến.
              Trong nỗi bức xúc và những suy tư về một Ha Nôi đang đổi thay,tôi như  lại nghe thấy những tiếng gọi khẩn thiết ;
               " Trả lại tôi góc phố ngày xưa
                  Trả lại tôi gác nhỏ chiều mưa ..." (  Hiu hắt đời nhau )

    Chắc là  sẽ chẳng bao giờ ta  đòi lại được nhưng "góc phố " những " gác nhỏ" ấy nữa , nhưng là những người con của Hà Nội thân thương lẽ nào ta chịu ngồi im, lẽ nào ta chịu để  nhưng con phố của Hà Nội mất đi " Mùi hoa sữa vẫn ngọt ngào đêm đêm " ( Hoa Sữa) ?
 Với tôi, đã 74 mùa thu trôi qua, đã nhiều năm gắn bó với Hà Nội cả trong những ngày khói lửa chiến tranh khốc liệt và cả trong những tháng ngày hoa bình êm đẹp. Đã có những ngày tôi phải chia xa Hà Nội nhưng không bao giờ tôi quên được nhưng kỉ niêm ,nhưng ký ức cả khổ đau, buồn thương lẫn tự hào, hạnh phúc về Hà Nội , thánh phố nơi tôi sinh ra. Bởi thế  :
                    "    Dù có đi bốn phương trời
                        Lòng vẫn nhớ về Hà Nôi.."

         
 Khi phải ở xa Hà Nội, những lúc thấy lòng mình xao xác là tôi lại " vội vã trở về " để :

                                 " Nghe tim mình rưng rưng trong nước hồ thu " ( Ph.Quang )

                                                                                        Sáng 10/10/1914, Công Lý

Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

MỜI TÁI NGỘ TẠI NHÀ VƯỜN


                                             LÊN ĐÂY LẦN NỮA , BẠN ƠI !

                            " Hoa vẫn hồng trước sân nhà tôi
                             Chim vẫn hót sau vườn nhà tôi.."  (1)
                             Vườn rau ao cá..thế thôi
                              Mà chơi vẫn thích , mà đời vẫn tươi
                              Lâu rồi, bạn chẳng ghé chơi
                              Để vườn vắng lặng, để tôi bồn chồn
                              Vẫn chờ, vẫn đợi vẫn trông
                              Vẫn mong gặp lại rượu nồng men say
                              Dẫu chẳng mâm cao cỗ đày
                              Cũng  là Bánh đúc, rau đay, muối vừng
                              Cu lờ tay bắt mặt mừng
                              Hẹn ngày tái ngộ ( 19/10) ...ta cùng chung vui
                              Lên đây lần nữa, Bạn ơi !

          Vâng , vườn nhà chúng tôi vẫn cỏ cây xanh tốt, nhà sàn mái ngói rêu phong đã được  tu bổ, cá vẫn quẫy dưới ao, hoa vẫn nở bên đường đi lối vào... Nơi đây chúng ta đã từng hội ngộ, nhưng cũng hơi lâu rồi vắng bóng các bạn LƯ_QUẾ  ghé thăm..
          Những ngày cuối thu, trời xanh mây trắng nắng vàng, không gian thoáng đãng mát mẻ.. quả là thời khắc lý tưởng cho cuộc tái ngộ của chúng ta vào giữa thang 10 này . Tôi sinh vào cuối thu, giữa tháng 10 ngày 16 , có thể nhiều bạn trong khối 5 , đặc biệt 5A có thể không sinh vào thang 10 nhưng chắc chắn là cùng năm 1941, cùng tuổi TÂN TỴ, vậy chung ta hãy tái ngộ thêm một lần tại nhà vườn của LÝ-LIÊN tai xã Cổ Đông Sơn Tây nay cũng năm trong phạm vi Ha Nội rồi, để cùng mừng sinh nhật và quan trọng hơn là gặp nhau để hàn huyên rồi cùng nâng chén men say, tuy chẳng phải là mâm cao cỗ đày, nhưng chúng tôi vẫn có cây nhà lá vườn,  đâu chỉ  bánh đúc, khoai lang, rau sạch  hái trong vườn nhà, mà còn có cả thịt lợn sạch tự nuôi, nồi cháo lòng bôc hơi nghi ngút. toàn là những thứ dân dã nhưng đảm bảo sạch 100%... và trên tất cả là TẤM LÒNG mong nhớ bạn bè luôn dâng trào trong lòng chúng tôi.

    Vậy  HÃY LÊN ĐÂY LẦN NỮA, BAN ƠI !

         Chung tôi chờ đón các bạn , những người bạn thường xuyên gặp nhau của lớp 5  Lư-Quế, dù là ở Bắc hay Nam, Sài Gon ra càng hoan nghênh, xin rủ thêm mấy "em" ở khối 3 mà chúng tôi cũng rất quý mến , mời cả chi Trân , em Hà nữa.  Đường hơi xa nhưng không khó đi, các bạn đa phần còn khỏe cả, mong là lên với chúng tôi cho đông vui, thơi gian :  11 giơ sáng ngày Chủ nhật, 19/10/2014.
      Kính nhờ các bạn Ngô Hiệu, Nữ Hiếu gom quân và thu xếp phương tiện đi lại. Nhở trưởng Mõ Quang Trung, Phó Mõ Trung Hải loan tin dùm..  LÝ- LIÊN xin chân thành cám ơn trước.

                                                                                                       Công Lý 5/10/2014
-----------------------------------------------------------------
(1)  Lời bài hát " Giọt nắng bên thềm " của NS Thanh Tùng.   

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

KHÚC MÙA THU ( Đêm nhạc Phú Quang )


                                         HÀ NỘI và EM
                           KHI THU CHỚM ĐÔNG SANG


                Tôi thích nghe nhạc của Phú Quang , một nhạc sỹ gắn bó với Hà Nội. Tôi thích  những giai điệu của ông khi viết về mùa thu của Hà Nội. Vì một sự tình cờ tôi có vé mời đến với đêm nhạc của Phú Quang tối ngày 19/9.
 
Ca sỹ Ngọc Anh
   8 giờ tối , thính phòng trang trọng của nhà hát Lớn thành phố đã chật kín người, khi tấm màn nhung được kéo lên, trước mắt tôi là một sân khấu bài trí giản dị với khung cảnh mùa thu của Thủ đô, dưới gốc cây sồi to là chiếc ghế đá  và  xung quanh  lác đác những chiếc  lá vàng rụng. Chủ đề của đêm nhạc được ghi nổi bât với hàng chữ " Hà Nội và em, khi thu chớm đông sang ". Phú Quang là một nhạc sỹ nổi tiếng với dòng nhạc trữ tình, ông có rất nhiều Fan hâm mộ, những giai điệu về mùa thu Hà Nôi, man mác buồn và rất sâu lắng của ông luôn cuốn hút người nghe. Ông rất nặng tình vói Hà Nôi, chả thế mà 30 năm trước vào năm 1984 sau những vấp váp trong cuộc đời, trong sự nghiệp sáng tác và cả đời tư của mình, ông dứt áo bỏ lại một Hà Nôi thân quen để vào miền đất hứa Sài Gòn.. nhưng rồi  chỉ một thời gian, " Nỗi nhớ mùa đông" đã thôi thúc  để rồi ông lại " vội vã trở về cùng tháng năm xưa "với Hà Nội thân yêu.  Ra mắt thính giả Thủ đô lần này, trước những Fan yêu thich nhạc của mình ông đã bộc bạch  :  Tôi rất hạnh phúc khi sống ở Hà Nôi, " hạnh phúc là điều có thật, nhưng ai là người có thể giữ nó trong tay suốt một đời? " Ông bảo  " tôi thường nghĩ  về hạnh phuc như một khoảng chợt hiện rồi lại chợt tan như điều gì đó có thật mà lại không thật .."  âm nhạc của ông, nhiều ca khúc của ông phổ thơ của các nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hông Thanh Quang, Hữu Thỉnh... đã thấm đẫm thứ triết lý ấy.
           Trong  khoảng thời gian hơn 3 giơ đông hồ, các ca sỹ nổi tiếng Ngọc Anh, Hồng Nhung, Tùng Dương, Tấn Minh và cả chính Phú Quang, tay kèn Sasophon Mạnh Tuấn, nghệ sĩ Violin  Bùi Công Duy cùng dàn nhạc giao hưởng quốc gia đã đưa người nghe chìm đắm vào một không gian đày ắp những cảm xúc nhiều cung bậc thăng trầm, khi thì trầm tư, êm ả, dịu ngọt ,lúc lại ồn ã, rôn rã reo vui để diễn tả nhưng giây phút " hội ngộ rồi chia li" của những cặp đôi như một " Điều giản dị",  "Nỗi buồn" của Hoàng Phủ Ngọc Tường với giai điệu nhẹ nhàng man mác của Phú Quang đã như chạm đến tận cùng con tim của mỗi một người nghe trong thính phòng lặng im " đến tê người".
      "  Có nhiều khi tôi quá buồn
        Tôi ước mong tìm về dưới gốc cây xưa
ngẩn ngơ với câu hỏi  " em có gửi điều gi theo lá rụng ? ", giai điệu và lời thơ quyện vào nhau  đã như nói hộ bao con tim từng khao khát  rồi vô cùng thất vọng khi để mất đi một tình yêu cháy bỏng.
            Ngọc Anh xuất hiện với dáng vẻ kiêu sa đày quyến rũ, cô cất lên lời ca như thì thầm kể lại một câu " Chuyện bình thường" ( nhạc và lời của P.Quang ) :
               "Thương bài ca đã trót lỡ làng
                Thương mùa thu  xao xác lá vàng
                Nghe gió buồn về trong chiều tắt nắng
                Tưởng như tình xưa giờ đã quay về "
   Tôi nghe giai điệu tha thiết ấy mà cứ tưởng như Ngọc Anh  không phải hát cho mọi người nghe mà chỉ như đang hát cho  một mình tôi nghe và đang nói hộ điều thầm lặng của chính lòng mình.

           
Diva  Hồng Nhung
   Hồng Nhung với nụ cười tỏa sáng trên khuôn mặt rất đỗi thân thiết với bao người hâm mộ bước ra cúi chào thính giả trong tiếng vỗ tay không ngớt, vẫn là một Hồng Nhung nhỏ nhắn và xinh tươi ,vẫn là một dọng ca dung dị mà đày cuốn hút , Cô ca sỹ cất dọng dể nói thay tâm trạng bồn chồn của Doãn Thanh Tùng đi tìm lại bóng dáng người thương mà có vẻ như  " mùa thu  giấu em " làm nên nỗi buồn man mác :

          Có phải mùa thu giấu em lâu đến thế
          Để cuối con đường anh kịp nhận ra em
                  Em ào tới chợt xôn xao lá đổ
                  Xóa nỗi cô đơn lạnh giá bên thềm
  Và thế là  : :
                  Rồi tình yêu lại rưng rưng bên khung cửa nhỏ
                  Và con đường lai xao xác gió heo may
                  Em hôn anh đắm say như gió
                  Và ngã vào anh dịu dàng như mùa thu .. "

      Bên ngoài trời lúc này hình như mưa vẫn rơi, chính tiếng của những giọt mưa ấy đã hòa vào tiếng đàn dương cầm thánh thót để đưa người nghe vào một thế giới âm thanh sâu lắng, từ lúc nào tôi đã chìm  sâu vào khung cảnh lãng đãng của mùa thu Ha Nôi, tôi không biết mùa thu này có còn giấu bóng hình người thiếu nữ nào nũa chăng  ?
                Ra về với một tâm trạng man mác không buồn cũng chẳng vui , heo may về se lạnh, có phải là  cảm nhận  :" Hà Nội,
                                          Em
                                                Khi Thu chớm đông sang"
 như tên gọi của đêm nhạc này không? chỉ biết  những gì lắng đọng trong lòng tôi lúc này là  " Nỗi nhớ" khắc khoải về những ngày tháng đã qua của một thời đày ắp những ký ức và kỷ niệm buồn vui về tình bạn, tình yêu  của một người con của Hà Nội mến thương./.

                                                                                 Công Lý ghi lại cảm xúc sau đêm nhạc.
               
                                                                                                 20/9/2014

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

THU CẢM (2)

       DẠ KHÚC  BUỒN
 
       Thu về có một chút buồn man mác cũng là điều bình thường, nhưng nỗi buồn về một mối tình và sự kết thúc đày nghiệt ngã và chua xót của mối tình mà tôi sẽ kể cho bạn nghe ngay sau đây thì thật là tái tê cõi lòng và rúng động tới nơi sâu thẳm của con tim mỗi một chúng ta .

           Đó là mối tình của một đôi trai gái yêu nhau tha thiết và đang tràn trề hạnh phúc bên ngưỡng cửa của cuộc sống  lứa đôi, chỉ còn chờ một đám cưới bình thường và giản dị như bao căp đôi khác la họ sẽ gắn kết với nhau thành một gia đình sông yên vui trong cuộc đời này, nhưng, một tai nạn giao thông khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng  và cươp đi luôn cả mối tình thơ mộng trong trắng của họ.

          Tôi bất chợt nghe câu chuyện về mối tình của họ qua đài truyền hình trong buổi tin tức vào giưa đêm khuya một ngày mùa thu tiết trời có một chút se lạnh. Đến giờ tôi vẫn không hề biết tên của họ nhưng câu chuyện  về số phận cay đắng và cái chết tức tưởi của họ trong chuyến đi định mệnh trên chuyến xe buýt hai tầng từ Sa Pa về Lào Cai vào 19 giờ ngày 1 tháng 9 vưa qua đã day dứt lòng tôi suốt những ngày qua. Cặp đôi ấy yêu nhau say đắm và chuẩn bị tổ chức lễ cưới trong một ngày không xa giữa mùa thu này. Họ đã quyết định cùng nhau đi du lịch lên Sa Pa và chụp bộ ảnh cưới tại mảnh đất mà người ta gọi là Thiên đường này. Sau  những ngày tràn trề hạnh phúc bên nhau và hoàn thành bộ ảnh cưới đẹp như mơ, họ quyết định ngồi xe buýt hai tầng từ Sa Pa chạy qua Lào Cai để trở về Hà Nội ,nơi gia đình, cha mẹ anh chị em đang dang tay chờ đón họ trong tình yêu thương vô bờ bến. Nhưng họ đã không bao giơ trở về được nữa , người con trai đã vĩnh viễn nằm lại bên một vách núi giữa chặng đường từ Sa Pa về chỉ còn cách thành phố Lao Cai chừng vài chục cây số cùng với 11 nạn nhân khác. Cô gái may mắn hơn chỉ bị thương nặng vào đầu, vỡ xương hông, cô cùng 40 người sống sót đã được đưa ngay vào bệnh viên Lao Cai và vài ngày sau được chuyển về bệnh việt Việt Đức Ha Nôi. Cô đã chống chọi lại  tử thần với sự giúp sức tận tình của các bac sỹ giỏi tay nghề nhất, nhưng rồi mấy chục ngày qua đi cô đã không thoát khỏi lưỡi hái của tử thần, không biết có phải chính số phận đã  đưa cô theo người bạn đời  về với cõi vĩnh hằng ? trong đêm vắng lặng đáp lại chỉ có tiếng gió vi vu cùng tiếng khóc nghẹn ngào xót thương của  người cha đầu đã bạc trắng và người mẹ đã sinh ra  và tần tảo nuôi cô 22 năm dòng trên cõi đời đày nghiệt ngã này.

           Ai đó đã kể lại rằng khi thu dọn những vật dụng của những nạn nhân đã tử vong trong tai nạn khủng khiếp đó , người ta đã tìm thấy một cuốn sổ nhỏ, cuôn sổ không đề tên ai cả, nhưng lướt qua vài trang và qua hai đoạn thơ chép vội trong cuốn sổ mấy ngày sau họ mới nghĩ đó là cuôn sổ của cặp tình nhân nói trên mà  kẻ trước người sau đã từ biệt cuộc đời này.

            Trong cuốn sổ thấy chép vội một đoạn thơ :

           " Thu rất thật thu là khi chớm đông sang
            Em rất thật em là lúc em hoang mang..
            Anh rất thật anh là lúc anh ra đi nhẹ gọn
            Để tránh cho em bớt một lời chào
            Và bớt cho đời một chút gió lao xao.. "

   Bài thơ được ghi  Tác giả là Chu Hoạch. Phải chăng đây là lời của người con trai báo trước cho người vợ tương lai của mình ?

             Giở sang trang khác thấy ghi lời  bài hát "DẠ KHÚC" của tác giả Đỗ Bảo  kèm theo mấy chữ  " Tặng anh yêu"  , những dòng thơ viết vôi vàng :

            Cần đêm trắng để trút vơi lòng đày
            Cần thêm nắng để em nhìn vừa bóng tối
            Cần thêm anh hỏi han cho giấc trưa yên lành
            Cần thêm những lời hẹn như cuối cùng..

            Cần tay níu để thấy anh còn gần
            Cần môi nóng để biết lòng còn ấm cúng
            Cần thêm anh, cần thêm cho những  khi em lo sợ
            Cần thêm yêu hay cần thêm biết yêu ..
            Em xin cần anh đến muôn lần
  Mấy câu cuối viết rất mờ và khó đọc :

              Thế tình nhé, xin về gần
              Nối thêm yêu thương vào với nhau
              Tình có dậy sóng vẫn xin tình nồng
              Nối em vào anh ..chiếc hôn nồng .

        Tôi đã có nghe bài hát này ở đâu đó,  Bài hát " DẠ KHÚC" giờ đã trở thành  "DẠ KHÚC BUỒN ", nghe câu chuyện tình của họ chợt tôi nghĩ chắc nhạc sỹ Đỗ Bảo đã sáng tác riêng bài hát này để tặng cho cặp đôi ấy  khi họ còn sống, chỉ tiếc là cả hai đã từ dã cõi đời quá sớm,  nhưng không hiểu sao tôi vẫn tin rằng ở trên Thiên đường xa xăm kia, cặp tình nhân vẫn sẽ  :

         " NỐI YÊU THƯƠNG VÀO VỚI NHAU ",

          Và cô gái vẫn sẽ :

         " NỐI EM VÀO ANH CHIẾC HÔN NỒNG.

    Câu chuyện tôi kể trên có sự thật và cũng có chút hư ảo,  nhưng thôi hãy cứ để cho cảm xúc của chúng ta được lan tỏa trong không gian mờ ảo của mùa thu đượm buồn này./.

                                                                                                                             CÔNG LÝ.
                                                                                                                             Ngày 10/9/2014

Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

THU CẢM


                                                     LÃNG ĐÃNG CHIỀU THU

                  Buổi chiều ngày nghỉ cuối tuần tôi lững thững dạo bước trên con phố quen của Hà Nội, nắng chiều nhàn nhạt, bên đường những hàng cây đã  thấy thấp thoáng  những chiếc lá vàng, chợt lòng tự hỏi lòng : mùa thu đến rồi chăng ?
               "   Chiều thu vạt nắng mong manh
                 Lửng lơ tàu lá nửa xanh nửa vàng "
      Hai câu thơ của HẠT NẮNG đã thật sự đưa tôi hòa mình vào khung cảnh  mùa thu đang hiển hiện trước mắt. Tôi bước đi mà lòng cứ nao nao, dường như tôi đã cảm nhận được chút gì đó lãng đãng của buổi chiều mùa thu,  chợt nghĩ :
                 Phải mùa hạ dâng hết mình cho nắng
                 Nên vào thu chớm lạnh đã se lòng ?

       Sau cơn mưa đêm qua đúng là trời có chút se lạnh thật, tôi cứ đi  mãi dù chẳng biết đích đến là đâu nữa, lòng chợt vui rồi lại chợt buồn. Vui vì vừa hoàn thành  chuyến đi dài ngày thăm thú nhiều vùng miền của đất nước với mấy người bạn chí cốt, nhưng lúc này cũng thấy buồn buồn vì cảm giác cô đơn trống vắng, đúng là :
                 Bất chợt buồn bất chợt vui
                 Mới hay mình đã già rồi còn đâu
                 Loay hoay chải lại mái đầu
                 Tóc xanh đã bạc phai màu thời gian...  ( Hạt nắng )

      Bất ngờ những câu hỏi vô định lại kéo về miên man :
                 Mùa thu sao lá không vàng
                 Nhành hoa khóm trúc đã tàn hay chưa ?
                 Tôi về vườn cũ ngày mưa
                 Ngu ngơ chẳng nhớ là trưa hay chiều
                 Đó đây cách trở bao nhiêu
                 Đâu bằng nỗi nhớ những chiều tương tư.

          Mùa thu thật đẹp nhưng cũng man mác buồn và gợi cho ta nhớ lại  ký ức của những mùa thu năm xưa. Đã mấy chục năm trôi qua, đó là những năm tháng  tôi còn làm việc tai nước ngoài,  một ngày vào mùa thu tôi đã đến thăm HƯƠNG SƠN  một thắng cảnh ở phia tây của thành phố Bắc Kinh, nơi đây nổi tiếng vì cứ khi mùa thu về lại xuất hiện một rừng lá phong đỏ rực đep rực rỡ đến mê hồn và tâm hồn tôi đa đến với thơ ca, trong khoảnh khắc xa người thương của mình, tôi đã viết những dòng thơ sau :

                  Ngày thu anh đến Hương sơn
                  Nhìn rừng lá đỏ bồn chồn nhớ em
                  Ngẩn ngơ dạo bước bên thềm
                  Tượng người xưa đứng lặng im bên đường
                  Nắng lên sương sớm đã tan
                  Anh nhìn sắc đỏ ngỡ ngàng phút giây
                  Tưởng như thấy bóng em đây
                  Muôn trùng xa cách hôm nay trở về
                  Bàng hoàng chợt tỉnh giấc mơ
                  Bên anh nào có ai chờ đợi đâu
                  Vẫn rừng lá đỏ rực màu
                  Vẫn con đường nhỏ chiếc cầu lăng im
                  Bâng khuâng từ dã Hương sơn
                  Nhìn trong sắc đỏ chập chờn bóng em.
                                                                          (   Viết vào mùa thu năm 1988.)
             
                   Những ký ức về mùa thu xưa ấy sẽ chẳng bao giờ phai nhạt trong tâm hồn tôi.

                                                                                                        Công Lý 31/8/2014