Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

VƯỜN XƯA TA VỀ

               
                                      ĐƯA BẠN LÊN VƯỜN GIẢI KHUÂY

  Hai chúng tôi cùng chào đời vào năm 1941, cùng cầm tinh con Rắn, cùng có tên đệm là NHƯ, bạn là NHƯ THANH còn tôi là NHƯ LÝ. Chúng tôi kết bạn với nhau tư thuở còn để chỏm, đèn sách với nhau bên dòng sông LY trong xanh thuộc thành phố Quế Lâm của nước bạn Trung Hoa.  Bạn và gia đình hiện sinh sông tại đất nước Công Hòa SÉC bên trời Âu xa xôi, tôi sông ở Hà Nội và từ ngày hết việc về nghỉ đã kiếm được mảnh vườn làm nơi hò hẹn bạn bè thi thoảng gặp nhau chén chú chén anh. Bạn vưa trải qua nỗi buồn vô hạn, đưa tiễn người bạn đời về cõi xa xăm , nén nỗi đau nghìn trùng đưa tro cốt người vợ thân yêu về với quê cha đất tổ.  Chúng tôi gặp lại nhau tại Ha Nội sau mấy chục năm xa cách. Tôi lỡ hẹn không đi được cùng bạn về quê trên Phú Thọ nên ngỏ ý mời bạn  lên vườn nhà tôi ở chơi một hôm cho khuây khỏa nỗi buồn, Như Thanh đã nhận lời thu xếp thời gian đến với hai vợ chồng tôi. Tôi cũng muốn rủ thêm vài người bạn cố tri cung hội, cung lớp lên chơi cho vui, ngặt một nỗi cơn mưa hạ tầm tã đổ về bất chợt khiến dự định ban đầu không thành hiện thực . May sao  sáng sớm ngày 23 thang7, Tôi, Như Thanh và Kim Lân vẫn vượt qua trận mưa ấy  để "vườn xưa ta về". Cuộc hội ngộ  của 3 chung tôi không có gì đặc biệt nhưng diễn ra trong một hoàn cảnh rất ấn tượng . Sau cơn mưa cây vườn  nhà tôi như xanh hơn ,đậm chất thôn dã hơn.

 Chúng tôi ngồi quây quàn bên nhau dưới mái nhà sàn, trò chuyện thân tình. Ngớt mưa tôi đưa Thanh đi loanh quanh thăm vườn cây ao cá. Thanh nói với tôi " ở bên SEC khó tìm được mảnh đất rộng thế này làm vườn, vườn của vơ chồng cậu khá rộng và đẹp ". Anh bạn LÂN SỀU ( hồi học với nhau hay gọi như thế ) đã lên đây mấy lần thì tỏ ra rất thích thú,nói vui "thế này mới là học tập thiết thực đạo đức tác phong của Bác Hồ chứ, cũng nhà sàn , ao cá như của Bác đấy thôi, dễ mấy người làm được ". Tôi chỉ im lặng chẳng biết nói gì trong khi bà xã lam vài món quê để tôi thết đãi hai bạn. Bữa cơm giản dị, bánh đúc,   đậu phụ chấm tương, rau xanh sạch hái ngoài vườn, cá nuôi dưới ao..chỉ có vậy và thêm chén rươu quê chủ nhà tự chế, nhưng có lẽ cái vị hương quê và tình bằng hữu từ thuở ấu thơ đẫ gắn kết chúng tôi và đem đến cho chung tôi nhưng khoảnh khắc vô cung gần gũi va đầm ấm.

            Sau bữa cơm đạm bạc, chung tôi cùng ngồi uông với nhau chén trà xanh và thưởng thức hương vị của cây trái vườn nhà, quả ổi vàng ,quả táo xanh và nhưng múi mít thơm ngon.
            Tiễn hai bạn ra về trong đầu  tôi chợt nảy ra vài ý, vội vàng ghi lại, thôi thì cứ tạm gọi là thơ hay gì đó cũng được  :

                Ngày mưa bạn ghé thăm vườn
                Chồi xanh lộc biếc ven đường đày hoa
                Trà xanh, táo ngọt bưng ra
                Rượu quê nâng chén ngâm nga sự đời
                Bạn từ đất khách xa xôi
                Hôm nay về với vườn tôi một lần
                Buồn vui lòng thấy lâng lâng
                Tình xưa bạn cũ bâng khâng dạt dào.

  Công Lý                                                                
    23/7/2013

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

KỶ NIỆM TRƯỜNG SA


                                 KHÔNG XA ĐÂU,  TRƯỜNG SA ƠI !

                                                     


         Cháu  : Tuổi già là thế nào hả ông?
         Ông     :  Là khi  những kỷ niệm thay thế cho tương lai cháu ạ.

        Khi cháu tôi hỏi, tôi đã trả lời như vậy.  Những năm tháng đã qua của cuộc đời bốn mươi năm theo nghiệp Ngoại giao  đã để lại trong ký ức tôi  rất nhiều kỷ niệm. Một kỷ niêm  không bao giờ phai nhạt đó là chuyến đi của tôi đến một miền đất thân yêu của tổ quốc, một quần đảo xa ngoài biển đông , Quần đảo Trường Sa. Mùa hè năm 1987, trong chuyến đi công tác ra quần đảo Trường Sa của Phó Thủ tướng Trần Đức Lương (người lãnh đạo cao nhất của ta ra thăm Trường sa khi đó ), Bộ Ngoại giao được cử  2 cán bô tháp tùng, may mắn thay tôi là một trong số đó.

     Trường Sa  cách đất liền khá xa, nhưng trong tâm khảm tôi và bao người con đất Việt khác thì TRƯỜNG SA và cả HOÀNG SA nữa không hề xa và luôn gần gũi, ai cũng ước ao được một lần đến thăm Trường Sa sống với các chiến sỹ ở đó dù chỉ là một ngày, thậm chí một giở thôi, và ước mơ ấy của tôi đã thành sự thật.

        " Thương nhớ sao người chiến sy Trường Sa
        Không xa đâu ,Trường Sa ơi !
        Không xa đâu, Trường Sa ơi ! "
 
Tác giả chụp ở Trường Sa
  Đó là suy nghĩ của bất ai đã được đến với Trường Sa dù trong hoàn cảnh nào.  Ngày nay quần đảo Trường Sa đã là một miền đất trù phú, cây cối xanh tươi, có bộ đội hải quân đóng quân  và còn có nhiều hộ dân tới đảo an cư lạc nghiệp. Nhưng 24 năm về trước thì chưa được như thế. Những năm tháng đó đất nước còn khó khăn , phương tiện đi lại chỉ  duy nhất là đi tàu biển. Chúng tôi đi theo chuyên cơ của Phó Thủ tướng từ sân bay quân sự Hòa Lạc bay thẳng vào Cam Ranh .
     Từ Cam Ranh chúng tôi lên một tàu vận tải của hải quân ta  vượt biển khơi để ra đảo. Thế là bắt đầu những ngày lênh đênh trên biển khơi. Tôi cứ  nghĩ chắc chuyến đi trên biển này sẽ vất vả và  buồn tẻ lắm đây, nhưng thực tế là vất vả thì có, nhưng không buồn tẻ, bởi vì sát lúc lên đường, PTT đã đồng ý cho một nhóm văn công thuộc đoàn ca múa không quân của quân đôi cùng đi  để biểu diễn phục vụ các chiến sỹ ngoài đảo khơi. Tôi nói đùa với anh bạn  là chuyên viên của vụ luật pháp đồng hành cùng tôi : " số chúng mình hơi bị hên đấy ". Câu chuyện diễn ra trong mấy ngày lênh đênh vật lộn với sóng dữ bên cạnh mấy cô văn công trên con tàu ấy khá thú vị tôi sẽ kể sau, giờ hãy nói đên chuyện lên đảo trước đã.

 Ngồi trên ụ pháo xe tăng ở đảo Trường sa lớn
     Lúc đó ở Trường Sa chưa có cầu tàu, Con tàu  chở chúng tôi ghé sát vào ven đảo Trường Sa lớn, chung tôi lên những con thuyền nhỏ để vào bờ.  Hàng trăm chiến sỹ hải quân tập trung chào đón Phó Thủ Tướng, chúng tôi thuộc diện ăn theo nên cũng được đón tiếp nồng nhiệt. Chúng tôi ở thăm đảo này 3 ngày. Những ngày trên đảo rất thú vị.  Trên đảo có đơn vị hải quân gồm khoảng vài trăm chiến sĩ đồn trú. Các chiến sỹ ở trong những dãy nhà lợp mái tôn hoặc mái lá. Sau buổi  tập trung cùng các chiến sỹ để nghe Phó Thủ tướng nói chuyện , cả đoàn chúng tôi chia ra thành từng nhóm nhỏ đi với nhau. Nhóm tôi ngoài mấy cán bộ của Bộ Ngoại giao, Ban Biên giới Chính phủ còn có  một nữ ca sỹ trẻ và một nhạc công của đoàn văn công . Chúng tôi đi thăm  một tiểu đôi hải quân, các chiến sỹ trẻ hồ hởi chuyện trò, chúng tôi chuyển cho họ những bức thư mang từ đất liền ra và cả những gói quà của  gia đình và người thân gửi cho họ. Vài chiến sỹ dẫn chúng tôi đi thăm thú vòng quanh đảo. Đây là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo nhưng chiều dài cũng chỉ vài trăm mét. Trên đảo có rất ít cây cối ,  ở nơi đây chỉ có đá sỏi và cát, riêng chỉ có một loại cây sống được nên được gọi là "cây phong ba". Trên đảo rất thiếu nước ngọt, chỉ có duy nhất một giếng nước ngot, nước vô cùng quý giá, đơn vị quy định nước chỉ để  dùng cho ăn,uống ,không được dùng để tắm giăt, các chiến sỹ chỉ trông cậy vào những cơn mưa, cứ có mưa là tìm mọi cách để tích nước, và tranh thủ tắm cho thỏa thích.  Chả thế mà khi ra thăm đảo , nhà thơ Trần Đăng Khoa đã  cảm hứng cho ra lò bài thơ " Đợi mưa ở đảo Sinh Tồn " nói lên tâm trạng các chiến sỹ  :
    "Chúng tôi ôm súng đợi mưa rơi
    Lòng thắc thỏm niềm vui không nói hết
    Mưa đi mưa đi mưa cho mãnh liệt
    Mua lèm nhèm chung tôi chẳng thích đâu
    Không mưa rào thì hãy cứ mưa ngâu
   Hay mưa bụi, mưa li ti cung được
    Mặt chung tôi ngẩng lên hứng nước
    Một giọt thôi cát cũng dịu đi nhiều
    Ôi đảo Sinh Tồn ,hòn đảo thân yêu."

Ngọn hải đăng trên đảo Song Tử Tây
    Mấy ngày đó chúng tôi có dịp đến tận các ụ pháo trên đảo , thực ra đó chỉ là những chiếc xe tăng được đặt dưới  chiến hào, nòng pháo ngẩng lên hương ra phía biển để bảo vệ đảo mỗi khi có kẻ tới xâm chiếm . Tôi  nhờ mấy tay phóng viên chớp cho một pô đang ngồi trên khẩu pháo xe tăng. Lúc rảnh rỗi tôi cùng  mấy anh bạn và cả Thanh Hiền cô ca sỹ trẻ nữa tham gia làm vườn trồng rau xanh, nói là vườn chứ thực ra đó chỉ là nhưng mảnh đất nhỏ trên đó trông một ít rau thơm, rau cải để cải thiện bữa ăn, phần lớn thực phẩm đều phải chuyển tư đất liền ra. Bữa cơm của chúng tôi với các chiến sỹ tuy đạm bạc nhưng cũng có đủ cả thịt cá, rau xanh. Buổi tối chúng tôi cùng ngủ với các chiến sỹ trong những túp lều dựng tạm, tuy đơn sơ nhưng đày thi vị, chúng tôi nằm ngắm trời sao lung linh, đón những ngọn gió biển đem theo vị mặn. Tuy thiếu nước nhưng các chàng lính vẫn lấy nước dự trữ cho chung tôi tắm rửa,  chúng tôi chỉ dùng chút ít để rửa mặt còn bao nhiêu thì nhường hết cho các em gái văn công cả.  Lúc bấy giờ thông tin còn khó khăn, chưa có Tivi hay điên thoại cầm tay như bây giờ. Tôi đem theo một chiếc radio bán dẫn  chỉ nhỏ như bàn tay  để tặng các chiến sỹ không ngờ lại được họ rất thích vì đang cần để nghe  tin tức ở quê nhà.  Buổi tối mấy hôm ấy, các chiến sỹ và cả đoàn chung tôi như được sống trong không khí lễ hội, hàng trăm chiến sỹ ngồi chỉnh tề ngoài sân rộng để xem văn công biểu diễn. Nhóm văn công gôm 10 ngừơi , Ca sỹ  Bích Việt  đã nhiều tuổi nhưng giọng ca còn ngọt ngào lắm, Thanh Hiền còn rất trẻ mới tốt nghiệp trường nghệ thuật quân đôi, nhưng ca cũng rất hay, ngoài ra còn một số  diễn viên  múa và nhạc công, họ hát những bài hát về chiến sỹ hải quân, các ca khúc ngợi ca tổ quốc, quê hương. Các chiến sỹ  chăm chú lắng nghe, vài cậu lính trẻ cảm động  rơi lệ, họ đồng thanh hát theo, có người cao hứng còn  chạy  lên sân khấu dựng tạm để nắm chặt tay cô ca sỹ Thanh Hiền  rồi chớp nhoáng hôn  lên má cô, nhiều người khác vỗ tay hoan hô,  khi kết thúc buổi diễn họ  ào cả lên sân khấu ôm choàng lấy các diễn viên. Những khoảnh khắc đày cảm xúc ấy còn đọng lại mãi trong lòng tôi đến tận bây giờ.
   Mấy ngày hội ngộ rồi cũng qua nhanh, các chiến sỹ đưa tiễn chúng tôi lên các con thuyền nhỏ, họ bám theo, bơi theo cho tới khi chng tôi lên con tàu lớn để đi tiếp  về phía khu nhà sàn DK1.
        Chia tay các chiến sỹ hải quân lòng tôi thật bùi ngùi, chỉ mấy ngày đêm ngắn ngủi  tôi đã được tận mắt chứng kiến sự chịu đựng thiếu thốn, gian khổ của các chiến sỹ hải quân nơi đầu sóng ngọn gió để giữ gìn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quóc thân yêu, tôi càng thấm thía , chia sẻ với những niềm thương nỗi nhớ của bao gia đình khi họ phải xa con em  họ, những người lính đang làm nghĩa vụ bảo vệ biển đảo của Quê hương.
     
     Đến  hôm nay tôi vẫn còn ghi nhớ mãi chuyến đi có một không hai đó trong đời mình , chuyến đi đến đảo quê hương đã để lại trong tôi những kỷ niệm không bao giờ nhạt phai  :

        Trường Sa một lần tôi đến
        Mênh mông biển mặn thầm thì
        Người lính ngày đêm giữ đảo
        Giữ biển  sóng lặng bình yên
        Đêm Trường Sa nằm nghe câu hát
        Biển đày sao , sóng vỗ rì rào
        Đêm Trường sa,  biển trời xanh ngát
        Thấy bóng quê nhà trong tiếng hát em.

        Trên tàu trở về đất liền, tôi và Thanh Hiền trở nên quen thân, chúng tôi hàn huyên đủ mọi chuyện, hóa ra Hiền cũng là dân Hà Nội gốc. Cảm giác của tôi khi đó thật khó diễn tả. Tôi sẽ chẳng thể nào quên được  khoảnh khắc  " Biển một bên và Em một bên "  như nhà thơ nào đó đã diễn tả. Về tới Vũng tàu, chúng tôi rủ nhau cùng đi uống cà phê. Khi chia tay ra bắc, cô ca sỹ ấy còn hẹn sẽ gặp nhau ở Ha nôi, và hứa là sẽ đón tôi đến chơi nhà cô ở con phố cổ của Hà Nôi.
     Thế rồi,   một tuần sau khi về Hà Nội  :

        Tôi về phố cũ tìm em
        Vô duyên chỉ gặp bóng đêm hững hờ
        Chắc em còn mải giấc mơ
        Bỏ tôi lạc lối bơ vơ một mình.
                
                   Nhưng  tôi tin là vào lúc đó  ca sỹ  Thanh Hiền đang có mặt ở biên giới phia bắc để đến với các chiến sỹ thân yêu.
      
     
                                                  Công Lý           16 tháng 7 năm 2013