Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

TÌNH KHÚC CHIỀU ĐÔNG



                                                     VÔ ĐỀ   
                            

                                   Bảy tư đã " Cổ lai hy"
                                   Một đời gió thoảng còn gì mà mong
                                   Đường xa vẫn mải ngóng trông
                                   Rượu, tình bận bịu  
                                                                 đàn ông ...lẽ thường


                                                     II

                                  Xin người chớ vội dửng dưng
                                  Bấy nhiêu cay đắng đã từng có nhau
                                  Nụ cười che khuất niềm đau
                                  Tình kia sao nỡ phai màu thời gian

                                  Xin đừng gửi gió cho anh
                                  Bao nhiêu thương nhớ sẽ thành vu vơ
                                  Thôi đừng tìm lại giấc mơ
                                  Tóc nay đã bạc , bao giờ lại xanh ?


                                                   III

                                  Đêm nay trăng lặn mờ sương
                                  Người đi đi mãi dặm trường xa xôi
                                  Để tôi chỉ một minh thôi
                                  Rượu nồng nhấp chén lòng chơi vơi 
                                                                                      buồn
                                  Một trời đêm vắng mênh mông
                                  Một hồn thơ giữa hư không đất trời.

                                                                               Thạch Quân , Tháng 12-2014





                                                    


Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

ĐÓN BẠN PHƯƠNG XA



                                        ĐÓN NHỊ HÙNG LÊN NHÀ VƯỜN

                    Nghe tin Việt Hùng từ đất nước Ukren xa xôi đang hứng chịu khói lửa chiên tranh trở về thăm quê hương, qua chiến hữu Hữu Hùng, sáng 19/11 vợ chồng tôi đã có dịp đón bạn Việt Hùng  lên nhà vườn ở Cổ Đông, nơi mà nhiều bạn trong lớp đã từng ghé thăm, tất nhiên là Hưu Hùng cũng không thể vắng mặt, bởi vậy mới có chuyện đon "Nhị HÙNG".
                  Việt Hùng bên Ukren cũng có một trang trại nên rất hứng thú đi xem nhà vườn của Lý Liên, Hùng chụp rất nhiều ảnh ghi lại cuôc hội ngộ. Chúng tôi quây quần bên nhau ôn lại tình bạn thuở xưa, nhấm nháp rượu quê vơi món chả nướng, lòng heo ,Việt Hùng xa quê đã 5 năm nên rất khoái khẩu với mùi vị món ăn dân dã nơi quê nhà . Chúng  tôi hẹn nhau sẽ còn tái ngộ tai nơi này lần nữa trước khi Việt Hùng trở lại vùng chiến sự, nơi mà anh đã lập nghiệp, cưới vợ sinh con và sống ỏe đó gân 50 năm nay. Tôi tạm dừng đây, hẹn viết tiếp sau cuộc tái ngộ sắp tới.
     
Vợ chồng Lý và Nhị Hùng

3 chàng  lính " ngự lâm"
Lý Hùng dưới bóng cây Kơnia-bưởi
                                                    Hai ông già thư giãn

                                                                                                                 Còn tiếp   Công Lý 20/11

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

VIẾT NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO


                                      KHÔNG THÀY  ĐỐ MÀY LÀM NÊN

Học trò Công Lý đến thăm và chúc mừng cô giáo Ngọc Quế nhân ngày 20/11/2014

                 Cuộc đời tôi đã trải qua được 74 năm. Trước hết phải cảm tạ muôn lân Bố và Mẹ đã sinh ra mình, nuôi dưỡng mình nên người. Người thứ hai mình phải cảm ơn chính là các Thày Cô, không có sự chỉ bảo dạy dỗ của các Thày  Cô từ ngày còn tấm bé cho tới lúc  bước vào ngưỡng cửa trương Đai học rồi hòa vào cuộc sống, làm việc và cống hiến  thi mình cũng chẳng thể trưởng thành và tạm gọi là thành đạt ,trở thành một con người có ích cho gia đình cho xã hôi như ngày hôm nay. Bởi thế từ xa xưa Ông Cha ta đã có câu " KHÔNG THÀY ĐỐ MÀY LÀM NÊN", đây như là một chân lý đúc kết từ cuộc sống, là một lời răn dạy cho các thế hệ chúng ta hôm nay và muôn đời sau .

               Người Thày đầu tiên trong cuộc đời mình chính là CHA ME  mình. Cha Mẹ đã sinh ra ta rồi dạy ta những bước đi đầu tiên , dạy ta cầm thìa cầm đũa, bưng bát cơm bát canh trong bưa ăn hang ngày, dạy ta cách đi đứng, ứng sử trong mọi ngóc ngách của cuộc sống khi ta lẫm chẫm vào đời. Đến 5, 6 tuổi , cái tuổi ta biết cầm bút ,biết đánh vần   thì ta chính thức được tiếp thu sự dạy dỗ của các Thay Cô. Lên 8 tuổi tôi bắt đầu đến trường làng khi cùng Bố Mẹ tản cư lên Tuyên Quang, tôi nhớ Thày giáo đầu tiên dạy chúng tôi không được khỏe , Thày mắc bệnh phổi nhưng vẫn cần mẫn đem con chữ đến cho chung  tôi , 3 năm học, đến năm lớp 3 thì Thày bỏ lũ học trò " ra đi" để lại nỗi tiếc nhớ cho đám học trò nhỏ. Cuộc đời biến động, rồi tôi cũng không ngờ là mình lại được chọn cùng bao bạn nhỏ khác con em cán bộ kháng chiến vượt biên sang nước Láng giềng để ăn học. Từ đó sự trưởng thành của tôi không thể nào tách rời sự dạy bảo của các Thay  Cô dưới mái trường Lư-Quế trong suốt  5 năm trời đằng đẵng. Vào dịp ngày Nhà Giáo 3 năm trước tôi đã đến nhà thăm Cô giáo yêu quý của mình -Cô Quế, cuộc gặp mặt trò chuyện đầm ấm đày tình nghĩa Thày trò để lại ký ức sâu đậm trong tôi và cuộc gặp đó tôi đã ghi lại trong một bài viết, giờ  tôi vẫn nhớ là tôi hình dung Cô và các Thày Cô khác đã dạy dỗ mình là những" NGỌN NẾN THẮP SÁNG CHO ĐỜI ", nhờ NGỌN NẾN ấy ,nhờ sức lực và tâm huyết của cô Quế, của Thay Quý ...mà tôi đã trưởng thành, đã  nên người  và đóng góp toàn bộ tâm trí và sức lưc  của mình cho gia đình và cho xã hội. Hôm nay lại đến ngày Nhà giáo, các bạn tôi đã đến thăm cô và tôi cũng sẽ đên thăm Cô, tôi luôn yêu quý và giữ mãi những kỷ niệm đẹp về Cô Quế, Thày Quý và các Thày Cô đã dạy dỗ chỉ bảo cho tôi trong suốt cuộc đời mình.

             Bố tôi là một Kiến trúc sư, Ông  khuất núi đã hơn 30 năm rồi, khi còn nhỏ  có lúc tôi nói với ông là muốn đi theo nghề kiến trúc của ông, ông lắc đầu và khuyên tôi hãy làm một nhà giáo , ông đã từng là nhà giáo dạy môn kiến trúc tại trường Thăng Long cùng thời với Đại tương Võ Nguyên Giáp, nghe ông, tôi cũng muôn trở thanh một người Thày, nhưng cuộc đời lại đưa tôi sang một ngã rẽ khác. Tôi học tiêng trung và ra trường về ngành Ngoai giao. May là về cuối đời tôi cũng thực hiện được ước mơ làm Thày của mình, tôi cũng được đứng trên bục giảng dạy môn tiêng trung trong 2 năm tại trường Ngoại giao. Những lúc ấy  từ , trên bục giảng  nhìn xuỗng các học trò  tôi thấy trong lòng tràn đày niêm vui. Giờ tuy không chính thức lên lớp nhưng tôi vẫn có nhiều cô cậu học trò , tôi truyền đạt lại cho họ những kiến thức và kinh nghiệm trong công việc, trong giao tiếp bằng thứ ngoại ngữ mà tôi đã gắn bó hơn 40 năm nay., đến ngày Nhà giáo thật vui mừng khi tôi nhận được những tấm thiếp ghi lời chúc  chân thành của các học trò cũ.
Thày Công Lý chụp vớicác học trò nhân ngày nhà giáo

          Bây giờ tuổi đã cao nhưng tôi vẫn học hàng ngày, sách vở là người thày quý giá của tôi, tôi đã có một tủ sách , nhưng điều quan trọng là hàng ngày tôi đã học được nhiều kiến thức về lịch sử, về mọi mặt của cuộc sông từ trong những cuôn sách đó. Tôi hiểu rằng cuộc sống luôn đày ắp nhưng kiến thức và như một dòng sông chảy bất tận.

          Nhân ngày Nhà giáo, xin được cùng các bạn trong lớp 5 của chúng ta gửi lời chuc mừng nồng nhiệt tới Cô Quế, Thày Quý , chúc các Thày Cô khỏe mạnh sống lâu, an khang ,thịnh vượng.


          Chỉ là những suy nghĩ vụn vặt tôi ghi chép lại nhân ngày Nhà Giáo , ghi lại chỉ để tự mình răn mình : đừng bao giờ quên sự dạy dỗ của các Thày cô , và đừng bao giờ bỏ qua lời dạy của các bậc tiền nhân  : " KHÔNG THÀY ĐỐ MÀY LÀM NÊN ".

      TB :  Sáng 16/11 y hẹn tôi lại đến thăm cô Quế, Cô trò tay bắt mặt mừng , Cô vẫn giữ dáng dấp của người Chị năm xưa ,nụ cười thân quen vẫn  đong lại trên khuôn mặt  phúc hậu, mỗi năm thêm một tuổi nhưng mừng  là Cô vẫn rất khỏe , tôi chúc mừng Cô nhân ngày Nhà  giáo, khi chia tay Cô bảo " Mỗi lân các em đến thăm Cô rất mừng". Tình nghĩa Thày trò thật thắm thiết, sâu đậm.

                                                                                              Công Lý  HN 15-16/11/2014

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

KỶ NIỆM NƯƠC NGA



                                                      CHIỀU ĐÔNG  MAXCOVA

                                              Từng bông tuyết nhẹ rơi
                                               Buổi chiều đông giá trắng trong lòng tôi
                                               Niềm cô đơn lẻ loi
                                               Khi chiều trùm lên bóng em nhỏ nhoi
                                               Về đâu hỡi người ơi
                                               Để hàng bạch dương xót xa chờ mong...

           Trong một đêm đông ở Ha Nội, tôi trầm ngâm nghe lại ca khúc " Mùa đông Maxcova" của nhạc sỹ Phú Quang, ông đã viết bài hát này trong một dịp thăm Maxcova thủ đô của nước Nga vào những ngày đông lạnh giá. Bài hat đã đưa tôi trờ về với một ký ức về nước Nga , đất nước xa xôi nhưng lại gần gũi với nhiều người Việt Nam trong đó có tôi, mặc dù tôi chỉ ghé qua nước Nga vài lần và lần ở lâu nhất cũng chỉ hơn một tháng.

           Đó là mùa đông năm 1990 , đã 24 năm trôi qua mà kỷ niệm về những ngày tôi ghé qua Maxcova lần ấy vẫn còn in đậm trong trí nhớ của tôi. Tôi đến với nước Nga lần đầu tiên vào năm 1973 khi tháp tùng Bộ trương NG Nguyễn Duy Trinh đi Paris dự hội nghị quốc tế về VN. Trên đường đi đoàn đã ghé thăm Bắc Kinh và Maxcova, dịp đó tôi chỉ ở lại cùng đoàn có một ngày rồi bay tiếp đến Paris nên chẳng có dịp đi đâu . Sau năm 1975 quan hệ Ta với TQ xấu đi nhanh chóng, năm 1978 đường sắt liên vận rồi đường hàng không từ Hà Nôi đi Bắc Kinh đều bị cắt, lúc đó đi BK công tác chúng tôi buộc phải bay qua Maxcova rồi đáp tàu hỏa hoặc máy bay  để đến Bắc Kinh, vì thế tôi nhiều lần được ghé qua Maxcova và thường ở lại đó vài ngày trước khi đi Bắc Kinh.
Tuy đến với nước Nga khá chậm và không được trải qua thời sinh viên ở đó, nhưng tôi may mắn đã có dịp được sang nước Nga  để  học tập va ngiên cứu vê kinh nghiệm " Cải tổ"  của Liên Xô dưới thời TBT Gooc-ba-chop năm 1986. Trong dịp hiếm có này của cuộc đời ,tôi đã đăt chân tới nhiều đia danh nổi tiêng của nước Nga ở Maxcova va Leningrat ( Petecbua), đên Quảng trường Đỏ viếng mộ Lenin, ngắm cảnh đêm trắng và thăm cung điện mùa đông, bảo tàng Emetat ở thành phố cảng, cố đô Petecbua.

          Trở lại mùa đông năm 1990, khi đó tôi kết thúc nhiệm kỳ công tác lần thứ 3 tại  Sứ quán Ta ở Bắc Kinh với chức danh Tham tán Công sứ, trên đường trở về nước tôi lại ghé qua Maxcova. Thời gian ở lại Maxcova lần cuối nay hơn một tuần , tôi đi chỉ có một mình nhưng cũng không cảm thấy cô đơn . Trong thời gian công tác ở BK tôi thường xuyên quan hệ với các đồng nghiệp người Nga lam việc ở Sứ quán Liên xô tai BK, tôi quen thân với một người bạn Nga là Tham tán của SQ, ông có tên là Nuzanop, tôi chỉ biết vài câu tiếng Nga nhưng tôi thương trao đổi với ông băng tiếng Trung. Có vài lần tôi ghé thăm căn hộ đày đủ tiện nghi của gia đình ông trong SQ. Mỗi lần tôi ghé thăm, Ông , Vợ ông và con gái Natasa đón tiếp tôi rất nhiệt tình chu đáo. Natasa đang theo học khoa ngữ văn tài Đai học BK , nơi mà chinh tôi cũng đã theo học khoa ngôn ngữ ở đó trong 5 năm. Cô gái ấy nói tiêng trung khá thành thạo nhưng vẫn  ngỏ ý muốn tôi phụ đạo thêm tiêng trung cho cô , còn tôi cũng nhân dịp đó nhờ Nattasa dạy cho vài câu tiếng Nga để giao tiếp. Trong lúc trò chuyện, tôi và Nuzanop hay bàn chuyện thời cuộc, tình hình nội bộ TQ, vợ ông nấu món súp Nga mời tôi còn Natasa thì mở nhạc và những bài hát Nga cho chúng tôi nghe. Khi tôi rời BK cả nhà Nuzanop ra ga tiễn tôi, điều hơi bất ngờ là dịp đó cả nhà Nuzanop cũng trở về Nga nghỉ phép thăm Ong Bà . Trên tàu gặp nhau  Nattasa đã hẹn tới Maxcova sẽ đưa tôi đi thăm thắng cảnh ở Thủ đô.
          Trong mấy ngày ở Maxcova ông bạn Nuzanop và con gái Nattasa  đã đưa tôi đi thăm lại một số đia danh tôi đã từng đến ở Thủ đô, nhưng thú vị nhất là tôi có thời gian cùng  Nattasa và gia đình cô  và mấy người bạn nữa đi dã ngoại đến với khu rừng ngoại ô Maxcova. Cảnh tượng mùa đông tuyết rơi phủ trắng cánh rừng, đúng la  " từng bông tuyết nhẹ rơi " phủ lên những hàng bạch dương một màu trăng tinh khôi, chung tôi cùng uông Vot-ka và ăn thịt nướng kiểu Nga, nhũng bài hát " cây Thùy Dương", " Kachiusa " " Đôi bờ" vang lên cùng với tiêng đàn ghita của Nuzanop, ngày ấy tôi còn hát được bằng tiếng Nga ,  cái dọng khàn khàn của tôi đã nhanh chóng hòa vào dọng hát trong trẻo của cô gái Nga ,  không gian tĩnh lặng của mùa đông nước Nga và tâm hồn trong trẻo đôn hậu của những người bạn Nga đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng tôi.

         Cho đên ngày hôm nay, mỗi khi nhớ về nước Nga xa xôi, nhớ về những người bạn Nga  có tấm lòng mộc mạc mà đôn hậu tôi lai nhớ lại những ký ức ấy của một thời đã qua, lòng nao nao :

           Xin hãy được gặp nhau  lẫn nữa
           Dù vẫn biết mai là dã từ
           Xin hãy nhớ về nhau lần nữa
           Dù ký ức đẹp chỉ còn trong những giắc mơ.
         
                                                                                      Ngày 7/11/2014. Công L:ý