Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017
CHIỀU NGANG QUA PHỐ CŨ
BAO GIỜ CHO ĐẾN NGÀY XƯA ?
" Chiều ngang qua phố cũ " là tên một cuốn phim truyều hình nhiều tập khá ăn khách vừa được VTV4 phát lại. Bộ phim nói về cuộc sống của một "Đại gia đình" dân Hà Thành gôc với 4 anh chị em ruột. Họ thừa hưởng của cha mẹ để lại một ngôi nhà cổ rất có gia trị. Nội dung bộ phim xoay quanh câu chuyên 4 anh em họ cộng thêm 3 nàng dâu và một chú rể tranh chấp với nhau về việc xử lý ngôi nhà , tài sản chung cha mẹ để lại cho họ. Kẻ muốn bán ngôi nhà đi chia đều cho 4 anh em, người lại muốn giữ lại vì ngôi nhà còn chứa đày ắp những kỷ niệm của anh em họ thời thơ ấu. Bộ phim để lại nhiều suy ngẫm cho khán giả nhất là những người sinh ra và lớn lên ở Ha Nôi như tôi. Bộ phim gợi cho tôi suy nghĩ : hay là một buổi chiều nào đó mình cũng thử " ngang qua phố cũ" nơi mình đã từng sinh sống thời ấu thơ ở Hà Nội ?
Với suy nghĩ ấy , buổi chiều một ngày đầu tháng 8 tôi ghé lại thăm con phố Phó Đức Chính, thăm lại ngôi nhà số 100 nơi mấy chục năm trước gia đình tôi , Cha mẹ và mấy anh chị em tôi từng sinh sống.
Phó Đức Chính là một con phố nhỏ chạy song song với đường Yên Phụ. Năm 1955 khi trở về Thủ đô , cha tôi đã tìm thuê ngôi nhà số 100 ở con phố này để làm nơi trú ngụ cho cả gia đình gồm 10 nân khẩu. Ngôi nhà vốn là một biệt thự cổ xây từ thời Pháp gồm 2 tầng có 4 phong lớn , một gara để ô tô , khu bếp phia sau và vườn nhỏ phia trước. Có lẽ vì rộng quá nên Cha mẹ tôi chỉ thuê 2 phòng ở trên gác , thêm cái gara và cái bếp , diện tích con lại thì gọi hai gia đình quen biết từ thời tản cư ra kháng chiên về ở chung. Có biết đâu đó lại là mầm mống của nỗi bất hạnh sau này. Hai gia đình ấy họ sinh rất nhiều con cái , ngôi nhà trở nên chật hẹp đi cùng với sự bành trướng và lấn chiêm khoảng không gian còn lại của Họ. Khi cha mẹ tôi già đi và lần lượt về cõi vĩnh hằng, mấy anh em trai chung tôi tiếp quản hai căn phòng trên gác và cái gara , chỉ có vậy còn lại khu vườn, khu bếp và đường đi thì những gia đình " bè ban" kia đã lấn chiếm hết.tất cả . Đó cũng là lý do vì sao mà mấy anh em tôi kẻ trước người sau buộc phải lần lượt rời bỏ ngôi nhà đã có nhiều kỷ niệm với gia đình chúng tôi đó để chuyển đi nơi khác.
Sau khi chuyển đi, tôi có vài lần ghé thăm ngôi nhà số 100 ấy, nhiều thay đổi đã diễn ra, nhưng cuộc ghé thăm lần này thật bất ngờ với tôi. Tôi đã không thể nhận ra ngôi nhà ấy nữa. Cổng to ra vào đã bị bít kín, con đường đi khá rộng nay không còn nữa mà thay vào là những khối bê tông mới được dựng lên thành các căn hộ, lối đi giờ hẹp chỉ con nửa mét. Tôi cố lách đi vào phia trong để lên hai căn phong trên gác, nhưng không đi được vi bị mấy chủ nhà mới ngăn cản. Ngôi nhà ấy giờ đã có nhiều chủ mới chia năm sẻ bảy không tài nào nhận ra dáng vẻ vốn có của nó nữa và dù muôn thăm lai những căn phong cũ tôi cũng không thể nào thực hiện được.
Tôi là người "hoài cổ". Tôi đã có nơi ở mới rộng rãi khang trang , nhưng thi thoảng vẫn muốn tìm về với những ký ức xưa , tìm về nơi mình sinh sông thuở nhỏ. Sự thất vọng cũng là điều không có gì đáng ngạc nhiên. Bởi vậy trong lòng mới luôn ấp ủ niềm mong mỏi :
" Bao giờ cho đến ngày xưa ? "
Công Lý 16/8/2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Buồn anh ạ...
Trả lờiXóaAnh cứ " hoai cổ" một chút thế thôi , cũng buồn dù đã đi vào dĩ vãng , cám ơn em nhiều.
XóaLoài người càng ngày càng văn minh, nhận thức của người dân càng phải tiến bộ, nhưng ở VN ta nhiều tầng lớp người đầu óc còn bị trói buộc bỡi tính ích kỷ, tham lam. Nhiều quan chúc được ăn học, giáo dục mà còn tranh dành vơ vét, tham ô của nhà nước, nói gì người dân nghèo khổ, đói rách thiếu học.
Trả lờiXóaLâu quá TQ mới vào lại BLOG. thoạt đầu, mới đọc tựa đề bài viết, tôi đã nghĩ: chác TQ lại nhớ bài hát của TCS "CHIỀU MỘT MÌNH QUA PHỐ". Đọc xong cũng thấy TQ qua phố thật và cũng NHỚ NGỚ, quên quên thật.
Trả lờiXóaBài hát ấy mình cũng thích đấy, nhưng đây là qua phố cũ và nhớ lại chuyện buồn xưa , cám ơn bạn nhiêu
XóaChuyện xẩy ra không ít ở phố cổ HN. Tuy tôi không được ở HN từ các năm xưa như cụ nhưng có bà chị dâu họ (dâu Bác ruột) gia đình ở phố Hàng Rươi cũng không khác gia đình cụ là phần dưới nhà cho người ta ở nhờ. Năm tháng trôi qua rồi người ta không những đã không đi mà chiếm hữu luôn nhà ở làm nơi buôn bán thành sở hữu của họ! Hai anh chị con Bác tôi đều đã mất, căn phòng trên gác vẫn còn để "hương đèn" cho hai ông bà, nhưng đi lên phải qua cái ngách cực hẹp và cầu thang xây chỉ vừa đặt được đôi chân ! Phố cũ & phố cổ HN có lắm điều "làm phúc xúc tội" thật ngang trái !
Trả lờiXóaCám ơn Cụ cngx có hoàn cảnh và suy nghic như tôi, mình phải sông với hiện tai nhưng quá khứ cũng kho9ong thể nva không nên quên Cụ nhỉ ?
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaCâu hỏi khó ai trả lời: " Bao giờ cho đến ngày xưa ? " mời các bạn tham khảo các thông tin sau >>> Trám răng bạn cần tham khảo các thông tin sau ?
Trả lờiXóa