Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

LỜI KẾT MỘT CHUYẾN ĐI


                    Sau đúng một tháng dong duổi trên những nẻo đường thuộc các nước châu Âu Pháp, Anh. Tây Ban Nha, Thụy Sỹ, Italia tôi đã trở về đất mẹ Viêt Nam sáng ngày 23/10 .  Sự chênh lệch về múi giờ, một đêm dài trên không trung mất ngủ nên về đến nhà sau 2,3 ngày nghỉ ngơi ,ngủ vùi mà tôi  vẫn cảm thấy mệt mỏi, có lúc cứ thấy như đang nằm mơ vậy . Đúng là tôi đã trải qua một giấc mơ bên trời Au , chi co điều đó la mot giấc mơ co thật. Tôi đã đến cac nước này với chi một thị thực chung ngọai trừ Anh, đến các nước này đều năm trong EU ta mới hiểu được thế giới " phẳng"  la như thế nào? chăng phân biệt được biên giơi quốc gia nữa, đi lại thông thương giữa họ rất dễ dàng thuận lợi , ho tieu chung  đồng EURO,  nhờ đó mà khách du lịch được hưởng rất nhiều tiện nghi, chả thế mà lượng khách du lịc đổ vào các nước này thương cao vào loại nhất nhì thế giới, nước Pháp có 65 triệu dân mà một năm đon tới 80 triệu khách. Thiên nhiên đã phú cho " Lục địa già " này nhưng ưu đãi khó mà kể hết, nơi đây quanh năm chẳng có bão tố lũ lụt cũng hiếm khi xay ra, họ là xứ ôn đới rừng xanh bạt ngàn, 4 mùa cây trái. Đi từ Pháp sang Thụy sỹ hay Italia băng tảu hỏa cao tốc trước mắt ta sẽ luôn hiện ra một bức tranh " sơn thủy " tuyệt đẹp, những bãi cỏ xanh trải dài ,nhưng dayy cây xanh khi thu sang đa nhuốm màu vang rực rõ ,xen kẽ là nhưng cây phong lá đỏ, đến đây mới thực sự cảm nhận được " mùa thu vang" ơ châu Âu đẹp đến mê hồn. Tiếc là tôi không phải là họa sỹ để có thể  dung cây cọ ghi lai nhưng mảng màu tuyệt mỹ này.
Còn con người thì sao ? Tôi cũng ít có dịp gặp gỡ nói chuyện với nhiều ngươi dân của các quốc gia đó, nhưng qua tiếp xúc với một số nhân viên làm việc tại các sân bay, cửa khẩu, tiếp viên hang không, người bán hàng, đôi khi là nhưng người xa lạ không quen biết trong quán cà phê bất luận ở nước nào  đã đi qua tôi đều thấy họ rất cởi mở nhiệt thành , nồng nhiệt hiếu khách, do vậy tạo được bàu không khí thân thiện và dễ dàng hòa nhập.

                Các nước Tây Au mà tôi đến hầu như đều là những nước công nghiệp hiện đại có bề dày lịch sử hang trăm năm điển hình như Anh hay Pháp, Thủ đô của các nước này đều  được xây dưng tư vài thế kỷ trước, kiến trúc Gotic hết sức uy nghi hoành tráng, nhưng mỗi nước lại có vẻ kiêu hùng và rực rỡ mang bản sắc riêng. Lon Don có vẻ đẹp cổ kính , uy nghi , Phap thi  nhiêu công trinh hoành tráng mang đâm dấu ấn lịch sử một thời vàng son nhưng cung pha chút hiện đại va lãng mạn. Cuộc sông ở các quốc gia này có nhip điêu chung la khá sôi động,phong phú về hinh thưc lắng đọng về nôi dung nhưng mỗi nơi lại có phong cách và để lại dấu ấn riêng trong long du khách . Tôi thích cái trầm lắng của Lon Don, nhưng càng thú vị hơn với không khí  sôi động hào hưng trên đường phố Paris của nước Pháp hay Rom , Mi lan cua Italia .

 Cảm nhận chung của tôi  là đây là khu vực  giàu có, là " miền đất hứa"  cảnh quan thơ mộng tuyệt vời, đất nước thanh bình, mức sông của người dân ở đẳng cấp cao Ở Thụy sỹ tốt nghiệp đại học ra lam việc đã có mức lương 5 ngàn Ẻuo, chả thế mà dòng ngươi di tản tử Châu Phi, Trung đông  đang trong thời chiên loạn ùn ùn đổ về đây gây cho các nước này không ít khó khăn. Nhưng  suy ngẫm một chút thi cũng thây ngay các nước Tây Âu phát triển nhanh, đạt được thành tựu như vậy không phải chỉ dựa vào sự ban tặng hào phóng của thiên nhiên, đây là kết quả của sự lao động vất vả miệt mài, mồ hôi và máu của bao thế hệ qua hang ngàn năm lịch sử , Châu Âu nay đã bị coi là " Lục địa già " nhưng họ vẫn đang trẻ lại từng ngày ,vẫn đày sức sống mặc dù họ đang đứng trước nhiều thách thức chưa từng có. Nhiều người trong chúng ta thường đặt câu hỏi : " Chủ nghĩa cộng sản" mà những người Mac xit vẫn  mơ tưởng là thế nào, bao giơ thi xuất hiện , và đã có chưa  ? Đi thăm đât nước Thụy Sĩ thì chắc chăn đa có câu trả lời, xã hôi đó , mức sông đó ,mô hình đó không phải là " chủ nghĩa công san"  thì còn là gi nữa , đó chính là "thiên đương " của ngày mai, phải đi đâu để tìm nữa, xã hôi của họ mới thực sự là hạnh phúc, công bằng, văn minh. Không biết mấy vị " Tai to mặt lơn " trong hang ngũ LĐ của Ta khi đi thăm các nước này đặc biệt là Thuy sỹ họ sẽ nghĩ gi ? Liệu cái gọi là" chu nghĩa xã hôi " mà họ luôn " định hướng" cho sự phát triển của đât nước ta trong tương lai có tý chút nào so sánh được với những gì mà họ đã thấy ở các nước Tây Âu mà họ luôn hình dung là " chủ nghia tư bản đang rãy chết "  không ? May mắn sao tôi lại có dịp đi để chứng kiến " sự rãy chết" của Chủ nghia tư bảnở châu Âu.
          Nhìn người ta không khỏi chạnh lòng khi nghĩ đến mình. Ở nhưng nước đi qua ,một số ngươi tôi găp, trong câu chuyện họ đếu nói , đi thăm VN rồi thì thấy VN là một đất nước rất đẹp cả về thiên nhiên cảnh quan lẫn con ngươi cần cù năng động. Chung ta có thể cũng tự thấy đất nước mình đẹp nhưng lại phung phí không biết quý trong và giữ gin cái đep đó .  So sánh với họ thì ngành du lịch của ta quá kém,  không hiểu tại sao các vị chức sắc ngành du lịch của ta không qua bên đó mà học hỏi, nghe đâu cũng có người đi rồi nhưng chẳng học được gì, có khi lại cứ cho rằng mình chẳng thua kém ai, ta có " bản sắc" riêng việc gì phải học có lẽ vì thế mà nganh du lich ta cứ lẹt đẹt mỗi năm đon không nổi 10 triêu du khách xếp hang gân bét trong các nươc Đông nam á chứ chẳng dám so với châu Âu.
Paris by nigh
           Bỏ ra thời gian một tháng với kinh phí cũng không nhỏ, di chuyển nhiều nơi bằng đủ loại phương tiện, sức khỏe cũng ít nhiều hao món nhưng đổi lại thu hoạch cũng không ít. Các Cụ ngày xưa nói quả chí lý : " Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" chắc chắn là mình " khôn " lên được chút ít, hiểu biết hơn và trải long hơn. Chuyến đi còn là một sự khảo nghiệm vốn sức khỏe đôi với nhưng ông lão bà lão đã vào cai tuổi " cổ lai hy" như hai vợ chông tôi.May là sau một thang cơ thể tôi không hư hao gì lại có phần tăng thêm, chân đau nặng trước lúc đi cung đỡ hơn nhiều do bên đó khô nên dễ chịu hơn.
          Xin cám ơn các bạn đã dành chút thơi gian quý báu để vào Bloc theo dõi có thể nói là " trên từng cây số" chuyến đi dài ngày của chúng  tôi. Trong chuyên đi tôi nhờ bạn bè và cả người thân , có khi là chụp "tự sướng" một sô bức ảnh ở những nơi đã đi qua,  chất lương ảnh có lẽ không cao nhưng đều là " người thật việc thật", may là gửi về được Calathau chỉnh sửa nên đưa lên cũng tạm ổn, mong được các bạn thông cảm. Xin cám ơn các bạn , cám ơn Quang Trung rất nhiều.

̣                                                                                Công Lý  
                                                          (Hà Nội - Rạng sáng ngày 26/10/2015 )

5 nhận xét:

  1. Trước hết chúc mừng cụ Lý đã "đi đến nơi về đến chốn". Mừng nhất là qua thử thách, SK vẫn dẻo dai và như cụ nói: "thu hoạch khá lớn". Có lẽ "cái lớn nhất" của Cụ, cụ Trác, cụ Hiệu, cụ Fi, ....và cả tôi (khi đi Mỹ) là được trực tiếp "tai nghe, mắt thấy, tay ...sờ" CNTB "nó dẫy chết" như thế nào?. (Chứ không nghe báo cáo của Tuyên huân). Và đều thốt lên, Nó dẫy chết mà như thế này, thì mình cũng muốn "dẫy...chết" như nó). Cụ Lý nhẩy. Hi hi.
    Thôi, nghỉ cho lại sức rồi ta gặp nhau. Mình gửi lời thăm "Thủ trưởng Liên" của Cậu nhé.

    Trả lờiXóa
  2. Chúng ta luôn có đồng cảm , cám ơn Hải nhiều " Bà" Liên sức khoe tạm ổn , khi sang Thuy sỹ vung đất có độ cao ngàn mét so với mặt biển nên huyêt áp trồi sụt, tuy nhiên cug ổn định ngay.

    Trả lờiXóa
  3. Những chia sẻ của cụ ( và cả của cụ Tú Riềng sắp tới đây) sẽ càng chứng minh cho một nhận định mới xuất hiện gần đây, rằng : Con đường xa nhất để đi tới CNTB chính là con đường XHCN !

    Trả lờiXóa
  4. Em cũng vừa đi du lịch...Mèo Vạc về!!! Chính xác hơn là đi du lịch Hà Giang! Em hòan tòan nhất trí với anh: Đất nước mình đẹp thật...Chỉ có điều dân mình vẫn còn khổ quá. Cứ nhìn vào đôi mắt của các em nhỏ, dáng đi lụi cụi của người Tày, người Mông ở đây mà ngùi ngùi anh ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh cũng đã lên Ha Giang rồi, sắp tới muốn lên Điên Biên, anh thấy nên đi nhiều nếu còn đi được

      Xóa