ĐÓA HOA VÔ THƯỜNG
Ông trời đã không cho tôi khả năng sáng tác âm nhạc, nhưng tôi cũng không buồn vì điều đó bởi ông trời vẫn còn để lại cho tôi khả năng thưởng thức âm nhạc, thả hồn theo những giai điệu trữ tình, dịu dàng êm ả của các nhạc sỹ nổi tiếng một thời như Phạm Duy, Văn Cao và đặc biệt là Trịnh Công Sơn.
Nhạc sỹ họ Trinh ra đi đã 13 năm, vào ngày sinh của ông 28 thang 2, tôi lại nhớ đến ông , lại ngâm nga những ca khúc của ông đã rất quen thuộc với tôi "Diễm xưa" '" Hạ Trắng" và nhiêu bài khác nữa. Bất chợt tôi chú ý đến ca từ trong những ca khúc của ông, trong đó hình ảnh của phái nữ đã xuất hiện trong khá nhiều ca khúc của ông. Không hiểu vì lý do gì trong cuộc đời mình ông đã đến với nhiều người tình, đã định cưới vợ mấy lần mà cuối cùng thì " từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ " (Cát bụi tình xa ) và việc tìm người bạn đời vẫn không thành, ông ra đi chỉ cô đơn " tự mình biết riêng mình và ta biết riêng ta " (Ngẫu nhiên). Có lẽ vì thế mà trong ca từ các bài hát của ông luôn xuất hiện hinh bóng của phái đẹp, các thiếu nữ thanh tân.
Hình như với các nhạc sỹ sáng tác nhạc trữ tình, cái đẹp của người con gái luôn là những hình ảnh mong manh, thanh thoát, dịu dàng. Với Văn Cao, hình bóng người đẹp là " gót hài khai hoa, mắt huyền lưu xuân,dáng hồng thơm hương " (Cung đàn xưa), còn với Phạm Duy thì đó la "em thướt tha, mây tóc ngà, đường thơm bóng gày" (Đường em đi ). Trịnh Công Sơn cũng một "gu" như thế. Ông luôn hình dung phái đẹp là những bông hoa , có khi ông gọi đó là những " Đóa hoa vô thường", ông viết :
Từ đó hoa là em
Một sớm kia rất hồng
Nở hết trong hoàng hôn
Đợi gió vô thường lên
Ông ví người thiếu nữ như "Sen hồng một nụ, em ngồi một thuở, một thuở yêu nhau " ( Đóa hoa vô thường ), với ông " Mưa ngoài trời là giọt nước mắt em " và " đôi môi em là đốm lửa hồng " ( Ru đời đi nhé) Người tình trong mơ tưởng của ông luôn có " Nụ cười mong manh" , "..trên vai em gày đường xa áo bay, cho tay em dài gày thêm nắng mai.." ( Hạ trắng ). Khác với các nhạc sỹ thời Tiền chiến thường hay mô tả các thiếu nữ là " Cô hái hoa tươi,hãy dừng bước chân" (Mơ hoa cua Hoàng Giác ) hay " Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiêng tơ" ( Dư âm của Nguyễn văn Tý ) các cô gái của nhac sỹ họ Trịnh không thấy gảy đàn, hái hoa mà chỉ " ..khi nghiêng vai, khi nghiêng sầu " ( Mưa hồng ), khi " tung tăng dưới hàng me" ( Tuổi đời mênh mông) , lúc lại " ..đứng lên gọi mưa vào hạ ( Gọi tên bốn mùa) , hoặc có khi còn "Miệng cười khúc khích trên lưng " (Quỳnh hương). Chả thế mà nhà phê bình Đặng Tiến đã nhận xét " người phụ nữ trong nhạc Trịnh đẹp dung dị và tự do tự tại, tự do với cuộc đời, với tình yêu.."
Có lẽ quen biết nhiều thiếu nữ và cung được không ít các cô gái tre mến mộ ,săn đón nên nhạc sỹ họ Trịnh luôn tỏ ra tôn trọng phái đẹp, trân trọng và nâng niu họ một cach rất hồn nhiên và chân thành. , ít ai như ông sẵn sàng "..làm viên đá cuội lăn theo vết hài " của nàng .." Cũng vì đã yêu và được yêu , ông luôn dành cho phái đẹp những lời ru, hãy nghe ông viết trong " Ru tình" :
Ru em đầu cơn gió
Em hong tóc bên hồ
Khi sen hồng mới nở,
Nụ đời ôi thơm quá
....
Có phải chăng những Ru khúc của ông đã đem lại nhiều an ủi, vỗ về cho bạn tình của ông và cho cả nhiều người thuộc phái đẹp nữa. Nhưng liệu có phải ông đã có lần ngồi hát ru cho một người tình cụ thể nào chăng ? Khi được nhà báo Diễm Chi hỏi, ông đã trả lời " Ru tình, thực ra là không phải ru em mà thực chất là tôi tự ru tôi, tự ru để tự thanh lọc tâm hồn không vương một chút oán hờn nào, dù cho có bị phụ rẫy".
Ngẫm mình chưa bao giơ ru ai cả, phải chăng cũng nên học Trịnh Công Sơn "ru tình " lấy một lần để tự thanh lọc tâm hôn mình.?.
Vào ngày dành riêng cho phụ nữ, cho phái đẹp ,tôi viết mấy dòng này để bày tỏ long biết ơn sâu sắc đên phái nữ, đến những người phụ nữ như Mẹ tôi, Vợ tôi , các bạn nữ mà tôi đã quen biết trong cuộc đời đã cho tôi những cảm xuc để tôi luôn yêu mến va tôn trọng phụ nữ, tôn trọng phái đẹp, tôi cung cảm ơn nhạc sỹ Trịnh Công Sơn quá cố đã để lại cho đời những nhạc phẩm tuyệt hay viết về phái đẹp về những người phụ nữ ,một nửa của nhân loai.
Công Lý viết tặng tất cả các bạn Nữ LƯ-QUẾ
Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ mùng tám tháng ba.
6/3/2014
CHÚC CHỊ EM TRÊN ĐỜI NÀY
MẠNH KHỎE HẠNH PHÚC ĐONG ĐAY NIỀM VUI
Sáng 8 tháng 3 năm 2014
Ông trời đã không cho tôi khả năng sáng tác âm nhạc, nhưng tôi cũng không buồn vì điều đó bởi ông trời vẫn còn để lại cho tôi khả năng thưởng thức âm nhạc, thả hồn theo những giai điệu trữ tình, dịu dàng êm ả của các nhạc sỹ nổi tiếng một thời như Phạm Duy, Văn Cao và đặc biệt là Trịnh Công Sơn.
Nhạc sỹ họ Trinh ra đi đã 13 năm, vào ngày sinh của ông 28 thang 2, tôi lại nhớ đến ông , lại ngâm nga những ca khúc của ông đã rất quen thuộc với tôi "Diễm xưa" '" Hạ Trắng" và nhiêu bài khác nữa. Bất chợt tôi chú ý đến ca từ trong những ca khúc của ông, trong đó hình ảnh của phái nữ đã xuất hiện trong khá nhiều ca khúc của ông. Không hiểu vì lý do gì trong cuộc đời mình ông đã đến với nhiều người tình, đã định cưới vợ mấy lần mà cuối cùng thì " từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ " (Cát bụi tình xa ) và việc tìm người bạn đời vẫn không thành, ông ra đi chỉ cô đơn " tự mình biết riêng mình và ta biết riêng ta " (Ngẫu nhiên). Có lẽ vì thế mà trong ca từ các bài hát của ông luôn xuất hiện hinh bóng của phái đẹp, các thiếu nữ thanh tân.
Hình như với các nhạc sỹ sáng tác nhạc trữ tình, cái đẹp của người con gái luôn là những hình ảnh mong manh, thanh thoát, dịu dàng. Với Văn Cao, hình bóng người đẹp là " gót hài khai hoa, mắt huyền lưu xuân,dáng hồng thơm hương " (Cung đàn xưa), còn với Phạm Duy thì đó la "em thướt tha, mây tóc ngà, đường thơm bóng gày" (Đường em đi ). Trịnh Công Sơn cũng một "gu" như thế. Ông luôn hình dung phái đẹp là những bông hoa , có khi ông gọi đó là những " Đóa hoa vô thường", ông viết :
Từ đó hoa là em
Một sớm kia rất hồng
Nở hết trong hoàng hôn
Đợi gió vô thường lên
Ông ví người thiếu nữ như "Sen hồng một nụ, em ngồi một thuở, một thuở yêu nhau " ( Đóa hoa vô thường ), với ông " Mưa ngoài trời là giọt nước mắt em " và " đôi môi em là đốm lửa hồng " ( Ru đời đi nhé) Người tình trong mơ tưởng của ông luôn có " Nụ cười mong manh" , "..trên vai em gày đường xa áo bay, cho tay em dài gày thêm nắng mai.." ( Hạ trắng ). Khác với các nhạc sỹ thời Tiền chiến thường hay mô tả các thiếu nữ là " Cô hái hoa tươi,hãy dừng bước chân" (Mơ hoa cua Hoàng Giác ) hay " Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiêng tơ" ( Dư âm của Nguyễn văn Tý ) các cô gái của nhac sỹ họ Trịnh không thấy gảy đàn, hái hoa mà chỉ " ..khi nghiêng vai, khi nghiêng sầu " ( Mưa hồng ), khi " tung tăng dưới hàng me" ( Tuổi đời mênh mông) , lúc lại " ..đứng lên gọi mưa vào hạ ( Gọi tên bốn mùa) , hoặc có khi còn "Miệng cười khúc khích trên lưng " (Quỳnh hương). Chả thế mà nhà phê bình Đặng Tiến đã nhận xét " người phụ nữ trong nhạc Trịnh đẹp dung dị và tự do tự tại, tự do với cuộc đời, với tình yêu.."
Có lẽ quen biết nhiều thiếu nữ và cung được không ít các cô gái tre mến mộ ,săn đón nên nhạc sỹ họ Trịnh luôn tỏ ra tôn trọng phái đẹp, trân trọng và nâng niu họ một cach rất hồn nhiên và chân thành. , ít ai như ông sẵn sàng "..làm viên đá cuội lăn theo vết hài " của nàng .." Cũng vì đã yêu và được yêu , ông luôn dành cho phái đẹp những lời ru, hãy nghe ông viết trong " Ru tình" :
Ru em đầu cơn gió
Em hong tóc bên hồ
Khi sen hồng mới nở,
Nụ đời ôi thơm quá
....
Có phải chăng những Ru khúc của ông đã đem lại nhiều an ủi, vỗ về cho bạn tình của ông và cho cả nhiều người thuộc phái đẹp nữa. Nhưng liệu có phải ông đã có lần ngồi hát ru cho một người tình cụ thể nào chăng ? Khi được nhà báo Diễm Chi hỏi, ông đã trả lời " Ru tình, thực ra là không phải ru em mà thực chất là tôi tự ru tôi, tự ru để tự thanh lọc tâm hồn không vương một chút oán hờn nào, dù cho có bị phụ rẫy".
Ngẫm mình chưa bao giơ ru ai cả, phải chăng cũng nên học Trịnh Công Sơn "ru tình " lấy một lần để tự thanh lọc tâm hôn mình.?.
Vào ngày dành riêng cho phụ nữ, cho phái đẹp ,tôi viết mấy dòng này để bày tỏ long biết ơn sâu sắc đên phái nữ, đến những người phụ nữ như Mẹ tôi, Vợ tôi , các bạn nữ mà tôi đã quen biết trong cuộc đời đã cho tôi những cảm xuc để tôi luôn yêu mến va tôn trọng phụ nữ, tôn trọng phái đẹp, tôi cung cảm ơn nhạc sỹ Trịnh Công Sơn quá cố đã để lại cho đời những nhạc phẩm tuyệt hay viết về phái đẹp về những người phụ nữ ,một nửa của nhân loai.
Công Lý viết tặng tất cả các bạn Nữ LƯ-QUẾ
Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ mùng tám tháng ba.
6/3/2014
CHÚC CHỊ EM TRÊN ĐỜI NÀY
MẠNH KHỎE HẠNH PHÚC ĐONG ĐAY NIỀM VUI
Sáng 8 tháng 3 năm 2014
Xin được trân trọng tình cảm cửa CL dã dành cho chị em phái NỮ nhân 8/3 !
Trả lờiXóaTôi không tự ái vì chỉ có ngày cho Phụ nữ mà không có ngày cho đàn ông bởi lẽ có những việc chỉ phụ nữ làm được, còn đàn ông thì không.
XóaBạn Công Lý có cách rất riêng và đặc biệt để mừng phái nữ nhân ngày 8-3. Là một trong số đó tôi xin được cảm ơn bạn rất "to".
Trả lờiXóaMình không viết nhạc được, làm thơ cũng ngây ngô lắm nên tốt hơn cả là mượn nhạc, thơ của nhứng người khác để nói hộ lòng mình, chắc các bạn cũng thông cảm.
Trả lờiXóaKhông chỉ vì ngày mùng 8 tháng 3, mà nói chung ấn tượng của mình là bạn nhẹ nhàng, và thông cảm với bạn gái hơn. Có đúng không? Hồi ở Bắc Đại mình đã nghĩ thế.
Trả lờiXóaCông Lý còn đau chân nhiều không? Liên có khỏe không, cho mình gửi lời thăm nhé! Bye!
Thật mừng khi bạn trở lại với bloc của mình, cám ơn bạn nhiều, mình và Liên vẫn khỏe, cư tưởng ngày mai sẽ gặp được các ban tại nhà của L Thủy ,nhưng tiếc là có việc đột xuất không đên được,đành chò dịp khác vậy.
Trả lờiXóaTCS có những suy tư ngôn từ ... chả ai có được anh nhỉ. Em thấy anh rất mê TCS. Em cũng vậy. Nhưng anh viết ra và luận được còn em chỉ cảm được thôi. Em thích nhất bài ca dao về mẹ anh ạ!
Trả lờiXóaHoan nghênh em, anh cũng thích bài "Ca dao mẹ" thôi để dành nói vào một dịp khác vậy.
Trả lờiXóaChưa thấy ai mê TCS hơn anh.Hình như bài nao anh viết tâm huyết nhất đều được đưa các ca từ trong nhạc Trịnh vào những phần để lại nhiều cảm xúc trong anh nhất !
Trả lờiXóaTôi thích ca từ của NS họ Trịnh , tất nhiên giai điệu nhạc thì quá tuyệt vời rồi, chỉ tiếc ông đã từ biệt cõi đời này quá sớm. cám ơn Huyền nhiều.
Trả lờiXóa