Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

BẠN BÈ TÔI


                                                  TRÒ CHUYỆN CÙNG CỤ TÚ RIỀNG


              Một ngày hè nóng bức, tôi trở về với mảnh vườn ao cá, cố tránh cái hơi nóng chang chang bốc lên từ những ngôi nhà bê tông sừng sững giưa phố phừơng Hà thành. Tầm 9 giơ sáng, tôi đang loay hoay với cái vòi nước để tưới cho đám cây đã bị héo khô thì bỗng nhiên ngoài cổng có tiếng chú chó sủa, nghe tiếng sủa của nó tôi biết ngay là sắp có khách quen, chạy ra cổng thì hóa ra Cụ Tú Riêng và một anh bạn của Cụ ghé chơi. Tôi mở cửa rước Cụ vào, chú chó vẫy đuôi mừng rối rit. Hôm nay Cụ đôi mũ lưỡi chai, diên cái áo phông đỏ chót trông ra dáng dân Sport. Cụ cười hề hề, buông cặp kính đen Cụ bảo " Trên này mát thât, chả trách ông Lý cứ ở lỳ chỗ này, tìm mãi chả thấy ". Sáng nào tôi cũng hãm một ấm chè xanh, tiện thể bèn rót ra  mấy cái cốc mời 2 vị khách. Chúng tôi ngồi quanh chiếc bàn giả gỗ ngay sát mép hồ. Hớp một ngụm nước chè Cụ bảo " Đang đau hết cả đầu đây !" .Tôi bảo lại " Nội chiến" chứ gì ?  Cụ không trả lời, cứ nhìn mãi ra mảnh vườn đày cây xanh bóng mát của tôi rồi gật gù " Kiểu này chắc phải học cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm :Ta dại ta tìm nới vắng vẻ/ Người khôn, người kiếm chỗ lao xao ...cho xong." . Thấy Cụ hôm nay có vẻ nhiều tâm tư, tôi định bụng sẽ từ từ trò chuyện hy vọng may ra  "hạ hỏa" được phần nào nỗi buồn bực của Cụ chăng.
 Cụ Tú Riềng đang trả lời phỏng vấn


    Thế là tôi làm một cuộc phỏng vấn chớp nhoáng với Cụ, không ngờ Cụ lại rất hào hứng cứ như là Cụ lên đây với tôi chỉ cốt để thổ lộ bao nhiêu nỗi bưc xúc, buồn bực  dồn nén lâu nay trong lòng Cụ vậy ! Có lần ngồi nhâm nhi cà phê với  Calathau ở cái quán "WIN WIN" gần nhà Cụ Tú chúng tôi đã bàn đến lai lịch của cái tên " TÚ RIỀNG " nghe rất dân dã lại gần gũi thân thiết ấy. Chả nói thì ai cũng biết Cụ nay là đương kim PCT kiêm TTK Hôi  "Cầu
Ngà"( giờ đã đổi "quán hiệu" sang  Chiếu Hoa.). Bởi thế cái tên Tú Riềng rất hợp với Cụ và trở nên quen thuộc với mọi người.  Trong  khôi 5 LS-QL của chúng ta có lẽ ai cũng thích trò chuyện  với Cụ, có khi chỉ là tán gẫu dăm ba câu chuyện đời thường nhưng hễ Cụ có mặt là câu chuyên sôi nổi, rôm rả hẳn lên, mỗi lân hop lớp liên hoan , chè chén  chẳng bao giơ vắng được Cụ. Nhóm Cầu Ngà thì khỏi phải nói, Cụ luôn là nguồn cảm hứng bất tân cho chúng bạn, bởi đâu chỉ có cạn chén nâng ly, khi  thưởng thức cái món khoái khẩu cày tơ, mỗi lân nâng chén Cụ lai ê a đọc mấy câu thơ của Calathau viết về cái  thú  mỗi khi đến với món "Quốc hồn, Quốc túy " ấy khiến mọi người  không nhịn được tiếng cười.
    Cụ Tú Riềng không làm thơ , nhưng Cụ có cái tài lẻ là đọc thơ của bạn bè, của người khác cực hay, cực bốc và vô cùng hấp dẫn cứ như là  thơ là của Cụ còn tác giả bài thơ dù là ai đó cũng chỉ là người chép hộ mà thôi ! Tôi được biết đến bài thơ "thế sự" nổi tiếng của Vũ Hồng Quang có tựa đề "Bài ca tôi vẫn hát" cũng là nghe Cụ Tú đọc trong lúc ngồi với nhau ở cái quán "Win Win" ấy.  Cụ Tú còn một biệt tài nữa là Kể chuyện rất có duyên, lời lẽ thì giản di, phong thái thì dân dã,có chút hài hước, nhiều khi như hút hồn người nghe, chẳng phải chỉ các cụ ông mà ngay các Cụ Bà cũng có cảm nhận ấy.
Hai ông bạn già  bên bờ ao

     Nhưng ấn tương sâu đậm nhất Cụ để lai trong lòng tôi và nhiều bè bạn khác nữa đấy chính là  tình cảm chân thành ,sâu lắng đối với bạn bè của Cụ.  Cụ luôn quan tâm hỏi han ,đông viên ban bè mỗi khi nghe tin bạn gặp khó, sức khỏe suy giảm. Cứ gặp tôi là Cụ hỏi " vẫn còn sống đấy chứ ?"  Cụ cười khà khà rồi  bảo " tao với mày chưa đi được đâu, đời còn nhiều cái hay lắm phải nán lại mà sống chứ ". Đấy ,Cụ là thế, sống lạc quan yêu đời , nhiều khi cái vẻ yêu đời ,bất cần của Cu truyền sang cả tôi , Quang Trung, và  Trung Hải nữa. Vì thế mỗi lần chúng tôi găp nhau đều khó tránh đươc việc cạn chén nâng ly để " cho quên sự đời" như Cụ vẫn thường nói.
        Lúc này nhìn vẻ mặt đăm chiêu của Cụ, tôi gợi ý " Hồi này lên mạng  cứ thấy mấy ông quan chức cỡ bự  có vẻ thich nói đên " TÂM NHÌN" lắm thì phải, vậy Cụ thấy thế nào ?". Như được gãi đúng chỗ ngứa, Cụ bèn nói liền một mạch :
    Chuyện về "tầm nhìn" chả phải nói đâu xa, xảy ra ngay trước cổng nhà Tú tôi. Chả là Quận , Phường gì đó chiếu cố đến dân mới bày ra một "Dự án" sửa đường và ống dẫn nước ở khu dân cư nơi tôi sinh sống. " Dự án" được thiết kế rồi thi công có vẻ chính quy lắm. Một hôm mấy công nhân đang say sưa làm việc ,thì bỗng nhiên có ông già bên nhà láng giềng chạy ra, khoa chân múa tay, nói với mấy công nhân là phải "nâng cốt " lên nữa làm thế mới đẹp , mới bền. Cụ Tú biết rõ ông ta nói thế chẳng qua là muốn  nâng cao mặt.đường để nước khỏi chảy vào nhà mình, nhưng lại cứ làm ra vẻ ta đây chỉ đạo! Tức quá  Tú tôi mới bảo thẳng với ông hàng xóm ấy : " Này tôi với ông quy hoạch rồi, tầm nhin dài lắm cũng chỉ đến 2014 thôi, thế mà ông lại phóng cái Tầm nhìn tới mãi 2050 ! Thôi đi , liệu ông còn đến lúc ấy không? Can thiệp vào chuyện của Quận của Phường làm gi nữa ông ơi !?" . Cũng tưởng thế là qua, ai ngờ đúng 2 hôm sau đã thấy bên nhà ông hàng xóm ấy dán cái cáo phó " Vô cùng thương tiếc" !
. Cụ Tú bảo, các ông quan tai to mặt lớn cũng thế thôi, ông nào cũng cư huênh hoang, nào là " Tầm nhin 2020 ", nào là " tầm nhìn  2050"  vài ngày sau đã thấy  thông báo  " Vô cùng thương tiếc "..
  Nói về  tâm thái , cách ứng xử của các " Quan phụ mẫu " thời nay, Cụ Tú đã đúc kết trong một đoản ngữ như là văn bia vậy. Đó không gị khác hơn là "Đi nhẹ, nói khẽ, cười tươi, cầm tinh con Gián  người người noi theo. " Ngẫm ra thật chí lý chẳng cần giải thích gì hơn.  Nói đến đấy Cụ bảo, cuộc sống bây giơ khác ngày trước lắm, người ta cư bảo " Ở hiền gặp lành " bây giờ thì cứ phải "liều" vì có  " Ở liều mới gặp lành ", sống bây giờ Phải "táo bạo " vì có "táo bạo mới tạo được niêm tin " . Nhưng mà bây giơ còn biết tin ai nữa chứ !.

    Uống trà mãi cũng ớn, tôi và Cụ bèn xoay sang " Cạn chén nhâm nhi, cho cuộc đời hoành tráng lâm ly " Cụ Tú bảo thế.  Uống xong vài ly rươu quê có pha thuốc Cu Mao tặng Cụ Hồ, cụ đeo lại chiếc kính "dâm" rồi nói như ra lệnh " Thôi bây gìơ đi thư giãn ".  Tôi bảo "Thế còn chuyên nhà chuyện cửa, chuyên vợ chuyên con ?".Cụ lắc đầu bảo "Chuyện ấy  để khi khác ta hãy bàn.". Vậy là tôi  hẹn Cụ lần sau lên đây chúng tôi sẽ trò chuyện tiếp ,còn bây giờ thì như Cụ nói :
             "  Tôi muốn xa lánh chuyện đời
               Tôi muốn quên đi loài người... "
        Nhưng liệu Cụ có quên đi được không ?

                                                                                    Công Lý ghi tại nhà vườn 24/5/2013

       

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

CHÚT LÃNG MẠN GIỮA MÙA HÈ


Hà Nội vào hè đã lâu và hôm nay  đang trong cái nắng chói chang của mùa hè. Đi trên con phố thân quen, phố Nguyễn Du bất chợt tôi thấy  mấy cây hoa phượng đỏ rực  bên lề đường, tuy chỉ có vài cây nhưng cái sắc đỏ của hoa phượng nổi lên trên bạt ngàn màu xanh của cây lá nên vẫn rất cuốn hút. Lúc này  nghe râm ran tiếng ve kêu, bỗng dưng tôi nhớ lại thời thơ ấu , nhớ về năm học cuối cùng của một thời " phượng hồng".  Thảo nào người ta cứ gọi Hoa phượng là " Hoa học trò". 

Tôi ghé vào một quán ca phê ngay trên con phố này, sắc đỏ của những cánh hoa phượng vẫn ám ảnh trong tâm trí tôi, tiếng nhạc đâu đó vang lên. Khi chàng trai phục vụ của nhà hàng  đem cốc cà phê đến cho tôi, nhìn về dãy hoa phượng phìa trước mặt, tôi ghé tai anh bạn nói nhỏ  :  "cho nghe bài hát 'Hoa học trò ' đi ". Anh bạn đáp ứng ngay, thế là lập tức giai điệu nhẹ nhàng êm dịu cùng những lời ca mượt mà vang lên bên tai tôi :

     Bây giờ còn nhớ hay không
     Ngày xưa hè đến phượng hồng nở hoa..


  Bao giờ cho đến ngày xưa nhỉ ? câu hỏi chẳng bao giơ có lời đáp , nhưng cái thời "ngày xưa " của tuổi học trò ấy đã dễ mấy ai quên. Tôi lặng lẽ nghe tiếp câu chuyện của hai cô cậu học trò thơ ngây với chùm hoa phựơng  trong tay họ :
    ... Ngây thơ em rủ anh ra
    Bảo nhặt hoa phượng về nhà chơi chung

 Cô học trò nhỏ thì như vậy, còn chàng trai đang tuổi mộng mơ thì :

    ...Anh đem cánh phượng tô hồng má em
     Để cho em đẹp như tiên....

 Nhưng..
           Em không chịu ,sợ phải lên trên trời
           Lên trời hai đứa hai nơi
           Thôi em chỉ muốn làm người trần gian...


  Cô gái chẳng muốn lên trời thành tiên, chỉ muốn ở lại trần gian để  khỏi phải xa người bạn mà hình như đã để lại chút gì đó tựa như là tình yêu đầu đời trong trái tim còn non nớt của cô.

    Câu chuyện của họ bất giác làm tôi hồi tưởng lại cái thời 'phượng hồng" ấy.  Đó là vào năm lớp 10 ở trương Chu Văn An. Lúc đó tôi chỉ là một chàng trai ngây ngô, mang cái tên "ngố Tàu" vì mới bên đất Tàu trở về mà. Nhưng dù ngô nghê đến đâu thì một chàng trai mới lớn như tôi cũng không thể nào hờ hững trước những tà áo trắng của các nữ sinh hoc cùng trường. 

Quanh trương Chu văn An khi đó tôi nhớ cũng có nhiều hoa phượng lắm, mà học sinh  con trai thì rất thích hái mấy cành hoa phượng đỏ ấy để tặng cho các bạn gái cùng lớp. Khổ cái tôi lại nhát gái và rất sợ giáp mặt với mấy cô bạn cung lớp vừa bằng tuổi mình lại quá già dặn trong đường đời. Thế là tôi bèn để mắt tới mấy cô học trò ở lớp dưới. Hồi ấy tôi hay đi theo đường  CỔ NGƯ để đến trường. Một lần tan trường trên đường trở về nhà tôi bắt gặp một cô gái cùng đi với em gái tôi đên trương Chu văn An.
Hồi đó cấp 3 chúng tôi học buổi sáng còn cấp 2, lớp 7 thì học buổi chiều . Tôi để ý ngay đến cô gái ấy. Thực ra thì cô học trò ấy cũng không có gì đặc biệt cho lắm, một dáng dấp thanh mảnh, mái tóc để xõa trên vai,  vẻ đẹp hồn nhiên, chỉ riêng có nụ cười là có vẻ bí ẩn lắm. Qua em gái mình tôi biết tên cô học trò ấy là  Hoa. Tên nghe cũng bình dị , không biết là tên Hoa thì thích loài hoa gì, tôi cứ vẩn vơ nghĩ hoài rôi tự cho là  chắc cô bé ấy cũng thích hoa phượng như mọi cô nữ sinh khác thôi. Thế là tôi tìm cách làm quen, hái một chùm hoa phượng định bụng sẽ tặng cho cô ấy.  Nhưng thật không may cho một "chàng khờ" như tôi.
Hôm đó cũng trên đường Cổ Ngư ấy tôi lại bắt găp cô ấy, nhưng lần này cô ấy không  đi chung với em gái tôi mà bên cạnh cô là một chàng trai dắt chiếc xe đap Pơ-gio bóng loáng, đáng buồn cho tôi nữa la trên giỏ xe của chang trai ấy đã có sẵn một chùm hoa phượng, tôi lăng lẽ không  nói gi, đem chùm hoa phượng đỏ tôi cầm trên tay  đưa cho một cô bé trạc mười tuổi mà tôi băt gặp trên đường đi, cô bé con chả hiểu chuyện gì, nhận chùm hoa rôi cười rất tươi. Gía mà nụ cười ấy nở trên môi cô bé học trò của tôi nhỉ ,tôi chỉ ước ao có vậy, nhưng than ôi....
     
Chuyện thời xa xưa của tôi hóa ra lai rất giống với chàng trai trong bài hát "Hoa học trò" mà giơ đây tôi đang lắng nghe với một tâm tư buồn sâu lắng.
      Hôm nay phượng nở huy hoàng
      Nhưng từ hai đứa lỡ làng duyên nhau
      Rưng rưng phượng nở trên đầu
     Tìm em anh biết tìm đâu bây gìơ...

 Chàng trai học trò đó không biết đi tìm cô bạn ở đâu, còn tôi nhớ lại chuyện cũ chỉ thấy như một làn gió thoảng qua, tôi cũng chẳng bao giờ đi tìm nàng, và tôi cũng không than vãn như cậu học trò kia :
     Bây giờ tìm kiếm nơi đâu ?
     Bây giò thì mãi xa nhau..

     Tôi vẫn ngồi lặng lẽ ngắm nhưng chùm hoa phượng đỏ  rực phía trước và vẫn nghe mãi giai điệu diu êm của bài "Hoa học trò ". Thật khó quên những ký ức môt thơi xa xưa, thời của hoa phượng hồng, thời của "Hoa học trò".

 


                                                                         Một ngày hè, 22/5/2013
                                                                               Công Lý

                   

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

VỀ VƯỜN


                     Một ngày hè oi ả, nhân dịp kỷ niệm 4 năm ngày tìm được mảnh vườn, ao cá làm nơi trú ngụ  để tránh cái nóng nực nơi thành thi, tôi trở lai vườn xưa, ngồi một mình trên nhà sàn ,nhấp chén rượu quê bỗng thấy nhớ bạn bè da diết, tức cảnh làm mấy câu thơ :
   
    Về vườn (
Từ ngày thôi việc về vườn
Ngồi chơi xơi nước, tìm đường về quê
Nhà sàn ao cá đề huề
Vườn cây bóng mát trưa hè thảnh thơi
Chén trà xanh nóng bồi hồi
Đầu hè thánh thót chim trời líu lo
Hoa soan rụng trắng sau nhà
Tường vi mấy nụ hương hoa ngạt ngào
Cuộc đời chả sướng đó sao
Sáng ra cuốc đất, tối vào vịnh thơ
Khi nghe nhạc, lúc chơi cờ


Buồn thì nhấp chén đợi chờ trăng lên
   
 Đôi khi bạn cũ ghé thăm
 Nhà sàn vui chén rượu cần men say.

 Về vườn là thế này đây
 Thiên đường chốn ấy nơi này kém chi.


 (HN , một ngày hè oi ả  18/5/2013)
----------------------
Ảnh : Quang Trung 

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013