Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

NHỚ LẠI VÀ SUY NGẪM




                                                     SAU NỤ CƯỜI  ... ?

                       Đó là tên một bài thơ nhớ bạn của một người bạn Quế Lâm thân thiết của tôi, nhưng đó cũng là câu hỏi  còn treo lơ lửng không chỉ của riêng tôi mà của bao  người khác  sau 40 năm NON SÔNG THU VỀ MỘT MỐI , đất nước thống nhất vẹn toàn ...
30/4  Sài Gòn 1975

                       40 năm trước của ngày hôm nay, ngày 30 tháng 4 năm 1975 tôi  ngồi trong căn phòng của gia đình mình ở số 100 phố Phó Đức Chính Ha Nội bên cạnh chiếc radio để nghe tin 5 cánh đại quân của ta đang ồ ạt tiến về bao vây Sai Gòn... Buổi trưa hôm ấy tôi lấy xe đạp phóng ra đường hòa vào dòng người bất tận đổ ra khắp 5 cửa ô của Ha Nôi để chào mưng giờ phút vinh quang khi lá cờ xanh đỏ sao vàng tung bay trên nóc Dinh Độc lập và Sai gòn đã hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một mối... Hôm nay sau 40 năm, giờ phut này tôi lai lặng lẽ ngồi bên chiếc Tivi để theo dõi cuộc diễu binh mừng kỷ niêm 40 năm ngày Thống nhất đất nước..

                         " Sau nụ cười là nước mắt rơi ...
                          Ngậm ngùi thương bạn đã xa rồi "  ( thơ Hông Quang )
                 
                         Trong cuộc chiến đấu đày gian nan nhưng vô cùng oanh liệt, kiên cường suốt 40 năm ấy của dân tộc ta, chúng ta đã mất đi bao người thân, bao người bạn ? Hàng triệu triêu con tim của những người con đất Việt đã ngừng đập , máu của họ đã tô thắm  lá cờ đỏ sao vàng, tô thắm mảnh đất VIỆT thiêng liêng 4000 năm mà cha ông , các bậc tiền bối đã để lại. Hôm nay khi chúng ta lòng trào dâng niềm vui kỷ niệm chiến thăng ví đại của dân tộc thống nhất toàn vẹn non sông và chào đón nhưng thành tịu lớn lao mà nhân dân ta đã đạt dược sau 40 năm đất nước thống nhất, lẽ nào chung ta có thể quên đi sự hy sinh  to lớn , không gì bù đắp được của bao nhiêu người con đất Việt ?

     
30/4 Ha Nôi 1975
              Năm 1966 sau khi tốt nghiệp trường Đại học Băc Kinh tôi về nước hăm hở chuẩn bị lao vào cuộc chiến đấu để giải phóng miên nam, tôi đã sãn sang tham gia quân ngũ, nhưng nguyện vọng ấy của tôi đã không thực hiện đươc, tôi nhận quyết định về Bộ Ngoại giao và trở lại ngay Sứ quán của ta ở Bắc kinh để công tác. Cũng thời gian đó tháng 6/1966 em trai tôi Quốc Việt  đa nhập ngũ với tuổi đời 20 phơi phới sức trẻ lên đường vào nam chiến đấu. Những ngày sau đó từ Băc Kinh tôi nhận được những lá thư của em trai mình viết trên dọc đương hành quân từ  Thanh Hóa theo dãy Trương Sơn vào đên mảnh đất miền nam anh dũng kiên cường. Tham gia chiến đấu nhiều trân trên chiến trương Quảng Trị, Thưa thiên cuối cùng em tôi đã trụ lại ở chiến trương Quang Nam. Năm 1968 khi tôi vẫn ung dung mũ áo xênh xang , ngôi xe ô tô sang trọng dự tiệc nâng cốc liên miên thi em trai tôi lại luồn rừng băng suối cùng đông đôi chiến đâu một mất một còn chống kẻ thù.. Đúng là :

                         " Kẻ xênh xang mũ len áo dạ
                          Nguời luồn rừng quần vá dép râu "   ( thơ HQ)

            Trong cuộc chiến đấu cam go của cả dân tộc, nhiều con em của nhân dân miềm bắc đã nằm lại mãi mãi trên chiến trường miêm nam thân yêu, em trai tôi cũng là một trong số đó. Trong một trận hành quân sát ven biển, pháo địch từ chiến hạm trên biển bắn vào dày đặc, là tiểu đôi trường em Việt của tôi đã rời hầm trú ẩn xông ra để cứu đồng đôi đang bị thương và đã dính đạn của địch, em năm úp lên người đồng đôi bị thương và đã ra đi với tư thế một người lính dũng cảm. Sau năm 1975 chính người đồng đôi được em cứu sống đã kể lại cho tôi tường tân giây phút em hy sinh. Người cựu chiến binh ấy còn trao lại cho tôi mấy di vật, trong đó có chiếc kèn Acmonica mà năm 1966 tôi đa  tìm mua gửi về tặng em trai mình , chiếc kèn sau đó tôi đã phải gửi về cho đơn vị của em để đưa vào phòng truyên thống của đơn vị. Sự hy sinh trong chiến tranh là điều gì đó bình thường và không thể tránh khỏi, gia đình tôi rất tự hào về em, Bố Mẹ tôi bàng hoang thương xót vì sự ra đi của đứa con út trong gia đình.
               Điều ân hận nhất cho đến nay là giai đình tôi vẫn chưa tìm được di cốt của em để đưa về chăm sóc hương khói, bản thân tôi cũng đã từng đi vào Huyện Thăng Bình , tìm đên xã Bình Định để tìm phần mộ của em nhưng vẫn không có kết quả. Có lẽ em đã không muốn xa những người đông đội đã cùng em nằm lại mảnh đất thân yêu mà em đã đổ máu hy sình bảo vệ. Đúng như điều tôi đã thấy trong một giấc mơ khi gặp em hỏi em : sao không về ?  em đã noi tôi chỉ nghe thoảng qua " em ở trong Bình định với bạn bè không về đươc ". Khi tỉnh dậy tôi đã quyết định vào tận xã Bình Định của huyên Thăng Bình QN, đến nghia trang của xã tôi đã thắp nén nhang tưởng nhớ cho nhiều nấm mồ vô danh ở nghĩa trang đó, biết đâu trong số mộ đó có mộ em tôi..?

               Đó là câu chuyên tôi luôn nhớ và mang theo trong hành trang của tuổi già, tôi vẫn tin là một ngày nào đó sẽ tìm thấy di cốt của em, dù chưa tìm được nhưng mỗi lân thắp nhang tưởng nhớ tới người em trai minh, tôi lại đinh ninh trước linh hồn em  : " trên cõi Thiên đường kia  em hãy an nghỉ và yên tâm rằng, anh đã luôn sống xứng đáng với sự hy sinh anh dũng của em ".

               "Sau nụ cười là nước mắt rơi"  nhưng đây không phải là nước măt buồn bã ủy mị mà là nhưng giọt nước mắt của tình thương  và của niềm tin.

                40 năm thời gian trôi nhanh như chỉ một chớp mắt, vui mừng đấy, tự hào đấy .. nhưng còn biết bao thách thức bao gian nam trên chặng đường kế tiếp.
             Hãy ghi nhơ lời khuyên bảo  của M. Grout :
       
            " Người có học không phải là người biết nhiều mà là người biết rõ những gì mình phải biết và hiểu rõ những gì mình đã biết ".

                                                                  Công Lý , sang 30/4/2015

                   

                                           

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

THĂM BẢO TÀNG NGUYỄN VĂN HUYÊN


GHÉ THĂM "VƯỜN KÝ ỨC"


                            "Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh, họ sinh ra để ghi lại dấu ấn trên cõi đời và trong trái tim những người khác."
                Quả thật tôi đã hiểu ra ý nghĩa sâu xa của câu Ngạn ngư này khi tới thăm  "  Bảo tàng Nguyên văn Huyên ", bảo tàng của gia đình Nguyễn Kim Nữ Hiếu, một người bạn lớp 5 Quế Lâm của chung ta.

                Buổi sáng một ngày đẹp trời đầu thang tư vưa qua, không hẹn mà nên nhân chuyến ra bắc Quang Trung và Nhật Lệ đã rủ tôi đến thăm bảo tàng của gia đình bạn Nư Hiếu. Nhận được điện thoại hơi bất ngờ của tôi, Nữ Hiếu vui vẻ nhận lời và lập tức sắp xếp chuyến đi về làng LAI XÁ nơi tọa lạc ngôi nhà được sử dụng làm Bảo tàng của gia đình bạn. Tôi hẹn Trung đến nhà Nữ Hiếu ,ở đó thấy Kim Lân đã chờ sẵn, 3 chúng tôi lên xe cùng Nữ Hiếu nhắm hương Hoài Đức thẳng tiến, dọc đường chung tôi đón thêm Thanh Mai, thế là cả đoàn 6 người , trên đường đi chuyện trò rôm rả,  một loáng đã vượt qua quãng đương chỉ 16km, chúng tôi rẽ vào làng Lai xá và tìm đến ngôi nhà riêng ở quê cha của bạn Hiếu. Em trai Nữ Hiếu là Văn Huy phụ trách Bảo tàng ra mở cổng và dón tiếp chung tôi không phải  như những khách tham quan thông thường mà hết sức thân tình như đón  những người thân trong gia đình về thăm lại căn nhà của mình vậy.
            Chủ nhà Hiếu và Huy cùng chúng tôi ngồi quây quần quanh chiếc bàn gỗ  đơn sơ đặt ngay ngoài sân vườn ngôi nhà, những cốc nước vối  được rót ra mời khách, Huy giới thiệu qua về tòa nhà 5 tầng và sân vườn được mang tên " Vườn ký ức" nơi có con đường nhỏ chen giữa các luống hoa và những cây  sấu, cây khế cây roi.. nhưng cây quả mà cha mẹ vẫn trông ngày xa xưa.


            Sau vài phút trò chuyện, chung tôi vào thăm ngay Bảo tàng. Ngôi biệt thự 5 tầng được xây trên diện tích 150 m2. Bảo tàng lưu giữ tới 400 hiện vật hết sức phong phú bao gồm những bút tích, ghi chép, các thư tín , các văn bản gốc, nhật ký và các hiện vật khác về cuộc đời   của cha mẹ Hiếu- Cụ  ông Nguyễn Văn Huyên và Cụ Bà Vi Kim Ngọc kéo dài hơn 70 năm từ cuôi thế kỷ 19 tới nhưng năm 70 của thế kỷ 20.
            Vốn là Giám đốc Bảo tàng dân tộc học VN, với những kinh nghiệm đã tích lũy được, với tài năng bẩm sinh cộng với sự trợ giúp của các chuyên gia trong lĩnh vực bảo tàng người Pháp, Huy bố trí sắp xếp  cac hiện vât theo 4 chủ đề chính :

                                                                    -Nền tảng gia đình
                                                                    -Thời thanh xuân của Bố Mẹ
                                                                    -Nhà Bác hoc, giáo dục học
                                                                    -một con người hành động.
                                                           
              Với cách xử lý tinh tế, mỗi chủ đề mang một sắc thái riêng, nội dung phong phú, nhiều kỷ vật có giá trị,Văn Huy " kiến trúc sư" của công trình đã tạo nên một ngôi bảo tàng vừa sinh động lại vừa giản di,ấm cúng và hết sức gần gũi. Những hình ảnh sống đông về cuộc đời thời thanh xuân của Cha mẹ, nhưng cống hiến của họ đối với cách mạng, dối với ngành giáo dục, ngành vi sinh vật   trong quá khứ đã hòa quyên với những nhưng hình ảnh tươi mới về gia đình hạnh phúc của 3 cô con gái : Nguyễn Kim Nữ Hạnh, Nguyễn Kim Bích Hà, nguyễn Kim Nữ Hiếu và con trai út Nguyên văn Huy.

               Nữ Hiếu nói với chúng tôi ,cuộc đời của Cha cô cố nhiên là rất hào hùng, cha cô không là đảng viên nhưng đã công hiến cả cuộc đời cho đảng, cho cách mang, ông từng là Bộ trương giáo dục, nhà Bác hoc, nhà giáo dục học với những công trình làm rạng rỡ nền khoa học VN, nhưng với cô trên tất cả ông vẫn là một người Cha  muôn vàn  kính yêu, luôn chăm sóc con cái , chỉ ra hướng đi đúng đắn cho con cái và dành cho con cái tình thương yêu vô bờ bến.  Về Mẹ mình, Hiếu không nói nhiều nhưng dường như mỗi lời của cô đều ẩn chứa những cảm xuc, tất cả tình cảm của cô với Mẹ  Hiếu giữ kín  trong đáy lòng mình , với cô mẹ như là biển rộng bao la, là bàu trời xanh cao vời vợi, là kết tinh của những đức tính  chung thủy, đảm đang của ngừời phụ nữ Việt Nam đã có tự ngàn xưa. Hiếu bảo : không có Mẹ lưu giữ những kỷ vật vô giá thì không thể có được những gì xuất hiện trong bảo tàng này. Những tư liêu về bà cho thấy bà quả là một người phụ nữ  tài sắc vẹn toàn, là con gái của Quan Tổng đốc Vi Văn Định bà vốn dĩ là dòng dõi " cành vàng lá ngoc". Bà là một phụ nữ tài năng,  biết chơi đàn piano, có khả năng hội họa, giỏi thêu thùa nữ công gia chánh, nhưng điều đáng ngạc nhiên là trong hôn nhân bà đã kiên trì đi theo con đường mình tự chọn là  tự do yêu đương .
Trong nhật ký của mình viết từ thời còn trẻ bà đã thốt lên ;" ước mơ của em là khi đến tuồi đôi tám thanh xuân sẽ quyết chọn được người tài đức để trao thân gửi phận  và em đã toại nguyện ". Người mà bà đa quyết định trao thân gửi phận không phải là nhạc sỹ Dương Thiệu Tước, người được lựa chọn theo kiểu bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy mà là ông Nguyễn văn Huyên một chàng trai mang đày trí lớn, học thức uyên bác , đây là một quyết định thật sự táo bạo vào thời đó, sự kiện này đánh dấu một làn gió mới  làm thay đổi phong tục hôn nhân cổ xưa lạc hậu ở VN. Tình yêu của cha mẹ  Hiếu thật sâu đậm, thật đằm thắm. Cha mẹ Hiếu đã lấy hai chư N H là tên của hai người để đặt tên cho hai con gái là Nư Hạnh, Nữ Hiếu. chả thế mà  Nữ Hạnh đã viết trong nhật ký của mình như một lời tự nhủ ; " cảm nhận được mối tình đằm thắm của cha mẹ, mình phải cố gắng góp phần giữ gìn hạnh phúc của gia đình này ".
                  Viết đến đây tôi lại nhớ đến câu nói như một châm ngôn của nhà hiền triết D. Lama : " không khí đày tình thương yêu trong gia đình là nền tảng cho cuộc đời bạn " . Chắc cũng vì lẽ đó mà Hiếu và Huy đã chon " Nền tảng gia đình" lam chủ đề đầu tiên để đưa  người xem trở về với " Vườn ký ức" của gia đình mình.
                  Trong thời gian hơn 2 giờ đồng hồ chúng tôi đã trở về với quá khứ vẻ vang của gia đình bạn Nữ Hiếu, quá khứ này gắn liền với lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Những hiện vật, những hình ảnh sống động trưng bày nơi đây luôn kéo theo những câu chuyện lý thú và  đọng lại trong lòng mỗi chúng tôi những cảm xúc thật sâu lắng.
                  Trước khi ra về chúng tôi lại ngồi lại với nhau, tôi được đề nghị thay mặt các bạn cùng đi ghi lại vài dòng cảm tưởng. Thật khó cho tôi quá vì tôi biết mỗi bạn đều có nhưng cảm xuc riêng, suy ngẫm giây lát rồi tôi cũng ghi được dòng chữ : cám ơn Nữ Hiếu và em trai Văn Huy đã đưa chung tôi trờ về với "vườn ký ức" của gia đình, cảm nhận chung của chung tôi sau khi xem là : vô cùng cảm động và hết sức khâm phục, ngay lúc ấy Quang Trung đã bổ xung thêm 2 chữ " tự hào", tôi vôi ghi thêm vào  để thành 6 chữ ; " Cảm động, tự hào , khâm phục ".
                 Bây giờ mỗi khi nhớ về chuyến thăm Bảo tàng gia đình Nữ Hiếu hôm ấy, tôi lại ghi nhớ một câu danh ngôn nổi tiếng của J.Paul :
                 " Cuộc sông như một cuốn sách, kẻ tầm thường giở qua nhanh chóng, người khôn ngoan vừa đọc vừa suy nghĩ vì họ biết bất cứ ai cũng chỉ được đọc có một lần."

                                                                                                             
                       Xin gửi bài viết này đến Nữ Hiếu và em trai Văn Huy.            Công Lý 21/4/2015
                                                                                                                 
-------------------------------------
ảnh trong bài : Quang Trung Vũ
                                                                               

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Thơ..thơ




                                           

             Sau chuyến " Về quê Bạn", tôi cứ miên man trong nỗi nhớ một vùng quê, thế rồi một đêm thao thức ngồi dậy viết mấy cân thơ ngẫu hứng về dòng sông mà tôi đã đi qua : Sông Cầu


                                                    NGẪU HỨNG SÔNG CẦU
                                                                                                    Thân tặng Hông Quang

                                                Sông Cầu nước chảy lơ thơ
                                                Con sông như thực như mơ bồng bềnh
                                                Êm trôi dòng nước trong xanh
                                                Nghe câu Quan họ nghĩa tình thiết tha
                                                Sông Cầu vẫn chảy về xa
                                                Người ơi, người ở cùng ta đừng về
                                                Bồn chồn dạo bước đường quê
                                                Bóng tre xanh mát trưa hè nao nao
                                               
                                                Bến đò xưa khúc sông sâu
                                                Nào ai có đơi ai đâu , hỡi người !

                                                                                                          Công Lý ,  tháng 4/2015
                                                                                                       



                                             

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

VỀ QUÊ BẠN

Từ trang trại ven hồ nuôi cá nhìn sang đình làng Thùa

                                     "  Đưa nhau ta thì về
                                        Thăm lại miền quê..
                                        Nơi Mẹ đưa nôi
                                        Nơi sáo diều chơi vơi
                                        Với dòng sông bên lở bên bồi "
                                        ....

             Không ngờ có một ngày 3 chàng : Công Lý ,Hữu Hùng, Quang Trung lại có dịp  "đưa nhau ta thì về, thăm lai miền quê "  như lời bài hát nổi tiếng của nhạc sỹ Phó Đưc Phương.  Đó là một ngày đẹp trời đầu tháng tư, 3 chúng tôi trên chiếc xe  Inova   vượt qua chặng đường hơn 50 km từ Hà Nội  qua quốc lộ số 3 mới , rồi men theo con đê sông Cầu để về thăm quê Quang Trung-người bạn thân thiết từ Sài Gòn ra Bắc thăm bè bạn LƯ-QUẾ.
             Đây là một miền quê đẹp, thanh bình. Trung bảo anh không sinh ra tại đây, cũng không phải quê Cha anh nhưng đây là miền quê, là mảnh đất ghi lại nhiều dấu ấn cuộc đời trẻ thơ của anh, nơi đây có bà con Cô, Bác và nhiều anh em họ của anh sinh sống.
   
     Con đê sông Cầu đưa chúng tôi về Làng Thùa

Xe chúng tôi bon bon trên con đê cao đôi bên là những cánh đồng xanh mướt lúa non, xa xa kia là dòng sông Cầu  uốn quanh như một dải lụa. đi hết con đê chúng tôi rẽ vào làng Thùa rồi tìm đến một ngôi nhà 3 gian rộng rãi, nơi Thím và mấy người em họ của anh đang sinh sống. Sự chào đón niềm nở thân tình của gia đinh khiến chúng tôi có cảm giác như trở về chính ngôi nhà của mình. Trong lúc Quang Trung cùng người em ra đồng tảo mộ với hương hoa, trái cây, kẹo bánh tưởng nhớ Ông Bà , tôi và Hữu Hung ngồi trò chuyện cùng bà Thím. Nhìn cảnh ngôi làng, mái nhà quê nghe giọng nói thân thương của bà lão, tôi chợt nhớ mấy câu trong bài hát " Về quê" :

                                                        "  Ôi quê ta bánh đa bánh đúc
                                                           Nơi  thảo thơm đông xanh trái ngọt
                                                           Kìa dáng ai như   dáng mẹ, dáng chị ta "

Cô em hái rau vườn nhà đãi khách trên tỉnh về quê .
   Chúng tôi  ngồi trong căn nhà nơi thôn dã, thưởng thức những "trái ngọt", những qủa chuối tiêu trứng quốc, những quả bưởi da xanh hái ngay trong vườn . Khi Trung trở về, 3 chúng tôi quây quần cùng gia đình bên mâm cơm đạm bạc nhưng mặn mà hương vị một vùng quê Bắc bộ. Đĩa thịt gà " chạy đồi" . Hai món cà : cá rán và canh cá chua đều là cá vừa bắt dưới hồ lên. Cả đến những ngọn ra thơm, trái ớt củ hành, đĩa ngọn bí luộc cũng vừa hái từ vườn nhà ... Không gian tĩnh lặng của  vùng quê trung du thanh bình như đưa chúng tôi   trở về  với ký ức của những ngày thơ ấu. Chúng tôi nâng ly chúc cho sự thịnh vượng của miền quê đang thay da đổi thit từng ngày, chúc sức khỏe Thím và những người em gái em trai của Trung vừa mới đây còn xắn quần lội xuống ao bắt cá hay ra vườn hái  nắm rau về để mời chúng tôi bữa cơm đày tình nghĩa này. Chúng tôi cũng tự chúc nhau luôn giữ được sức khỏe để còn đi tiếp chặng đường cuối cùng còn lại .
Chụp  ảnh kỷ niệm trước khi về HN với các em trai, em gái ( họ) và em dâu của Quang Trung
           
Trước khi ra về chúng tôi cùng chụp chung bức ảnh với gia đình, bức ảnh chụp vội nhưng ghi lại dược hình ảnh gần gũi, thân tình tại gia đình người bạn thân của mình, bức ảnh chúng  tôi sẽ mang theo như một kỷ niệm chẳng thể nào  quên  trong cuộc đời mỗi người.

            Cuối cùng xin tiết lộ môt bí mật nho nhỏ, đó là khi mỗi chúng tôi ra về đều được gia đình gửi tặng một gói quà QUÊ ,  Hữu Hùng háo hức mở ra và không khỏi ngac nhiên : một con gà ( gà đồi 100%  chứ không phải gà công nghiệp đâu nhé) 2 con cá tươi còn rãy đành đạch và một mớ rau bí xanh non . Bởi thế  tôi với Hữu Hùng mới đồng thanh kiến nghị với các bạn rằng : lần sau Quang Trung  có ra chơi thì các bạn hãy cứ chủ đông "Theo nhau ta về"  nhưng nhớ là phải vể đúng Làng THÙA ở PHÔ YÊN của Q.Trung chứ về chỗ khác thì không có gà  và cá để mà ăn đâu.

            Thôi xin  chào các bạn , tôi  phải vội vào bếp để giúp Bà xã  làm món gà và cá vừa đem từ  quê Quang Trung về,  hẹn dịp sau lại " THEO NHAU TA THÌ VỀ " nhé !!

                                                                                                      Công Lý
                                                                                                     Ảnh Quang Trung