Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

MỖI NGÀY MỘT CHUYỆN

  NHỮNG NGƯỜI  KHỐN KHỔ

                    Đây không phải là câu chuyện " Những người khốn khổ" của Đại văn hào Pháp  Vich-to  Huy-go  mà là câu chuyện xảy ra ở ngay Việt Nam . Trong cuộc sống hàng ngày có những con người bạn có thể đã găp hoặc có thể bạn chưa bao giờ găp , nhưng nghe câu chuyện của họ thì ta không thể nào không thốt lên một câu : " Những người khốn khổ". Vâng ,  những người khốn khổ ấy,  họ là ai ?

           Chuyện xảy ra đã vài năm trước, người tôi muốn kể ra trong câu chuyện giờ đã chẳng còn trên cõi đời này nữa, nhưng những con người đại loại cũng "khốn khổ" như họ thì vẫn còn đày rãy trong xã hội  mà ta đang sống.

           Thành phố Sài Gòn "hoa lệ", hàng ngày có biết bao người đã đi trên con đường mang tên " Đồng Khởi", một con đường đẹp và náo nhiệt dẫn từ Nhà thờ Đức Bà đến  Nhà hát thành phố,   nhưng không mấy người để ý đến hai người đàn ông áo rách nón mê tay cầm chiếc bát mẻ lê lết bên vỉa hè để xin mọi người qua lại bố thí cho miếng cơm, đồng tiền để sống qua ngày. Người qua đường không ai đoái hoài, không dám đến gần họ vì nghe nói đó là hai nạn nhân của tệ nan ma túy và họ đã mang trong mình mầm bệnh AIDS và đã đến giai đoạn cuối chỉ còn chờ chết.  Chẳng có tổ chức nào quan tâm , không một bệnh viện nào nhận chữa trị cho họ trong khi vẫn có từng đoàn xe trống rong cờ mở với khẩu hiệu đỏ chóe  đập vào mắt mọi ngươi "Hãy giúp đỡ những ngươi nhiễm HIV" rầm rộ chay qua con đường này để tuyên truyền cho chiến dịch phòng chống căn bệnh thế kỷ mà thành phố đã phát động.
            Một ngày kia có một thanh niên từ dưới quê lên tìm việc ở thành phố, đi qua con đường này bắt găp cảnh tượng hai người đàn ông xin ăn đã dừng lại, anh dành cái bánh mỳ mới mua chuẩn bị ăn cho qua cơn đói chia đều cho hai người  ăn xin, thấy họ vồ lấy nhai ngấu nghiến anh nghĩ chắc họ còn đói hơn mình. Trong lúc ngồi nhìn họ ăn anh lân la hỏi chuyện. Người đàn ông thều thào : " từ ngày tôi nằm đây chỉ thấy người ta đuổi như đuổi tà có mấy ai để ý hỏi han gì đâu, hôm nay may sao được chú cho ăn lại còn hỏi chuyện nữa , tôi biết là mình chẳng còn sống được bao lâu nữa, cám ơn chú" ,nói rồi nước mắt ông ràn rụa. Qua câu chuyện ông kể, người thanh niên mới võ lẽ, thực ra 2 con người này rời quê  Nam Định vào đây kiếm sống, đã làm đủ nghề bán ve chai rồi tậu được xe máy chạy xe ôm cũng tạm qua ngày, không ngờ họ lại sa vào vũng bùn ma túy để không sao rut chân ra được rồi mắc căn bệnh vô phương cứu chữa, họ chẳng có tiền để mà đi chữa chạy và cũng không có tiền để thuê phòng trọ họ chỉ còn cách ra đứng đường xin ăn qua ngày chờ chết.
          Nghe câu chuyện của họ chàng thanh niên thật đau lòng, hàng ngày anh vùa đi làm thuê kiếm tiền sinh sống vưa tìm cách giúp đỡ cho họ được miếng cơm qua ngày, cảnh tượng ấy khu phố , người qua lại đều biết nhưng chẳng mấy người quan tâm.  Nhiều ngày sau ,một buổi chiều đi làm thuê về người thanh niên chạy đến đưa thức ăn cho họ thì chỉ còn thấy cả hai người đã hồn lìa khỏi xác để lên thiên đường rồi. Ngậm ngùi thương xót vô hạn, người thanh niên chỉ còn biết đi báo cho khu phố. Khi đưa một trong hai người đàn ông lên xe chở ra nghĩa đia, người thanh niên tình cờ thấy trong túi áo của ông ta có một mảnh giấy ghi nhiều dòng chữ, anh thanh niên mở ra đọc thì mới hay đó là mấy lời thơ nhắn nhủ lại hậu thế :

                             Khi tôi chết xin đừng nhỏ lệ
                             Mà nhớ tôi với đoạn ngắn thơ thôi
                             Chết là trở lại với tinh thể của sao trời
                             Trả trái đất những gì vay mượn trước
                             Chào những khách bộ hành xuôi ngược
                             Tôi đến ga đời trả lại vé quê hương.

         Họ đã lên thiên đường với một thể xác bệnh tật nhưng tâm hồn thì thanh thản lạ kỳ. Câu chuyện của họ thật đắng lòng, để lai cho hậu thế bao điều trăn trở, suy tư. Trên đời này, xung quanh ta còn biết bao con người "khốn khổ", hãy làm điều gì đó để bớt đi " NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ ".

                                                                                                       30/10/2014
                                                                                            Công Lý  Theo phóng sự của Vân Anh

5 nhận xét:

  1. Đúng là những ngươif còn sống NỢ hai ông lão vì sự vô cảm cuả mình...anh ạ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Món nợ ấy các nhà LĐ đất nước này phải trả !

      Xóa
  2. Biết làm gì để góp phần làm bớt đi những người khốn khổ đây, bạn ơi?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một mình thì ta khó làm gì được nhưng đánh động cho mọi người cho xã hội thì cũng có thể góp công sức chứ hy vọng gì các nhà chức trách.

      Xóa
  3. Đừng đổ lỗi tất cả cho chính phủ. Còn có sức để đi ăn xin thì cũng có thể làm một việc gì để sồng chứ. Chúng ta rất thông cảm nhưng cũng sợ là sẽ thấy nhan nhãn những người như thế này trên đường Phố SG và Hà Nội.

    Trả lờiXóa