Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

CHUNG TAY (2)



                                                   THAY ĐỔI ĐỂ TỒN TẠI

              Trong phần I, tôi đã nêu ý kiến của mình về cách nhìn nhận và đánh gía về TQ -  đối  tượng đấu tranh và cũng là đối tac hợp tác  của ta hiện nay, các bạn có thể đã tán thành, nhưng thực tế là vẫn còn có người mơ hồ, không nhận rõ, ngay trong số bạn bè Quế Lâm ta mà cũng có người phát biểu bày tỏ quan điểm khiến chúng ta vô cùng thất vọng ( ông VM), điều đáng buồn là ở cấp cao hơn, nắm trong tay quyền lãnh đạo đất nước vẫn còn chưa có sự thống nhất về nhận định và đánh giá, tôi cho đây chính là điểm yếu chí mạng của ta ,tư đó khó mà nói ta đã đưa ra được đối sách thích hợp và có hiệu quả.

      Sự kiện TQ gây hấn trên biển đông là vô cùng nghiêm trọng, báo hiệu cục diện trên biển đông, mối quan hệ giưa ta va TQ đã chuyển sang một thời kỳ mới khác với trước đó, TQ không chỉ còn là đe dọa trên lời nói mà bằng hành động họ đã " tuyên chiến " với VN, đẩy chúng ta tới chân tường, buộc ta phải đưa ra sự lựa chọn " Thay đổi để tồn tại " hay là " duy trì trạng thái hòa bình hữu nghị viển vông để rồi mất đất mất biển".  Trong những ngày "nước sôi lử bỏng" này, cá nhân tôi dường như đã tìm thấy câu trả lời, đó chính là phát biểu của Thủ tương Nguyễn Tấn Dũng ,người đứng đầu Chính phủ VN. Trước dư luận thế giới, Thủ tương mạnh mẽ tuyên bố  " Việt Nam không đánh đổi chủ quyền thiêng liêng để lấy thư hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc ". Mấy ngày qua dư luận trong nước ta từ các đại biểu Quốc Hội tới người dân bình thường đều hết sức ủng hộ lời phát biểu đó của người lãnh đạo đất nước bởi phát biểu   hết sức kiên quyết, lời lẽ đanh thép đó đã thể hiện được ý chí sắt đá và quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo  bằng mọi giá của cả dân tộc VN. Dư luận quốc tế cũng đánh giá cao và coi phát biểu đó đánh dấu một sự thay đổi. Cá nhân tôi cũng cho là như vậy.
       Trước tình hinh căng thẳng hiện nay, các học giả trong ngoài nước đã đưa ra một số giải pháp đáng để chúng ta tham khảo. Như đã nói trong bài trước, đây là vấn đề rất hệ trọng liên quan tới vận mệnh đất nước, và bao hàm  nhiều yếu tố phức tạp nên không thể chỉ nói  " dăm câu ba điều " là được, nhất là có những chuyện lại động đến cả ":đường lối, chủ trương " của đất nước.
      Tôi nay chỉ là một công dân như bao công dân khác  , thiết nghĩ nói lên một tiếng nói dù cho là nghe không lọt tai các vị chức sắc thì cũng không ngoài mục đich gì khác hơn là " đồng tâm đồng lưc" hành động chung với cả dân tộc  để góp phân gìn giư chủ quyển lãnh thổ thiêng liêng của đất nước VN.
      Theo ngu ý của tôi thì điều quan trong bậc nhất lúc này là phải làm sao tâp hợp và phát huy được   trí tuệ  và sức mạnh" đánh giặc giữ nước " từ hàng ngàn năm nay của Cha ông ta  , từ đó thông nhất ý chí tư trên xuống dưới, từ lãnh đạo đến người dân, tránh những biểu hiện thiển cận , nôn nóng vội vã thiếu suy nghĩ chạy theo những lợi ích riêng tư. Đường lối đối ngoại của Đảng , Nhà nước ta là vô cung sáng suốt, từ kinh nghiệm đấu tranh chống giặc ngoại xâm bao đời nay đúc kết lại, đó là kiên trì đường lối " ĐỘC LẬP TỰ CHU" thực hiện chính sách ngoai giao THÂN THIỆN HÒA HIẾU với các nước láng giềng,Lào, Campuchia, Trung quốc, ASEAN quan hệ bình đẳng với tất cả các nước lớn trên cơ sở tôn trong lẫn nhau. Chúng ta không " gây thù chuốc oán" với bất cứ ai, nhưng cũng kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng. Chung ta luôn muốn duy trì quan hệ hữu nghi thực sự với TQ một nước láng giềng lớn ở phia bắc nhưng phải trên cơ sở bình đẳng tôn trọng lẫn nhau và đôi bên cùng có lợi. Theo dõi mấy chục năm nay, chứng kiến mối quan hệ Việt-Trung đày thăng trầm, sóng gió cả trong lúc  xung đột với nhau lẫn trong thời bình tưởng như " sóng yên biển lặng " thì thấy rõ Họ luôn muốn kiềm chế ta, khống chế ta, buộc ta đi theo đường lói chủ chương của họ, phuc vụ cho lợi ích nước lớn của ho, dĩ nhiên ta không thể chấp nhận điều đó. Nay có vẻ như những chiêu bài của họ bao gồm cả thứ " bánh vẽ " là " 16 chữ vàng" , " 4 tôt" đều đã vô tác dụng và đang tan như bọt sà phòng thì họ liền giở thủ đoạn khác, vứt toẹt cái mặt nạ "hòa bình, hữu nghị " đi hiện nguyên hình là kẻ " bành trướng , bá quyền" số 1 thế giơi. Bởi vậy nay là lúc thích hợp để ta thay đổi một cách nghiêm túc, thay đổi về TƯ DUY về cách nhìn nhân đánh giá, từ chỗ coi " Ý THỨC HỆ" là số 1 thì nay phải coi " LỢI ICH QUỐC GIA" là trên hết, từ đó đối sách cũng phải thích ứng, cách tập họp lực lượng cũng phải linh hoat và đa dang hơn. Đôi khi ta quên mất câu châm ngôn của mọi thời đai " KHÔNG CÓ KẺ THÙ VĨNH VIỄN, CHỈ CÓ LỢI ICH QUỐC GIA LA VĨNH VIỄN  ".  Điều này đòi hỏi sự dũng cảm và kiên định của nhưng người cầm cân nảy mực. Có cơ sở để tin là đang diễn ra một sự thay đổi, chúng ta mong điều đó trở thành hiện thưc. Có được sự đổi mới này thì đất nước ta mới có thể tồn tai và phát triển đươc. Có tư duy đúng đắn thì tự nhiên sẽ có đối sách và các giải pháp cụ thể thiết thưc. Có hai nhân tố quan trọng cần nhấn mạnh:
  Một là nội lực ta phải mạnh hơn nữa , ta phải tư bảo vệ được mình, ta không chạy đua vũ trang nhưng phải có vũ khí mạnh hơn đủ để tự vệ khi bị xâm phạm, bài học để đời là không thể trông cậy vào người khác. Có người nói đã đến lúc chúng ta cần phải có hệ thống tên lửa " đia đối biển '" để tự bảo vệ  chống những hành đông xâm lược trên biển đông., tôi tán thành ý kiến đó.
  Hai là ta phải tranh thủ được những nhân tố bên ngoài có lợi cho mình, khai thác điểm yếu của đối phương ,phát huy lợi thế của ta về luật pháp quốc tế và sự đồng tình ủng hộ của dư luận quốc tế. Thủ tướng đã nêu rõ , ta không loại trừ khả năng dùng biện pháp đưa ra tòa án quốc tế dể bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. Để tập họp lực lương ta cần ĐIỀU CHỈNH và có chính sách hết sức LINH HOẠT đối với mọi đối tượng kể cả Mỹ từng là kẻ thù nhất thời của ta.
  Với TQ ta kiên trì chính sách hưu nghị láng giêng thân thiện , hợp tác trong những vấn đề có lợi cho cả hai bên về kinh tế thương mại, nhưng cần nhìn nhận và đánh gía lai thưc tế để có sự điều chỉnh thích đáng, hạn chế mặt bất lợi cho ta. Ta luôn dương cao ngọn cờ hòa bình, giải quyết mọi tranh chấp băng biện pháp ngoai giao. Tịu chung lại là kiên trì chính sách " vừa hợp tác vừa đấu tranh", trên lĩnh vực chủ quyền lãnh thổ phải đấu tranh  kiên quyết và kiên định.
        Làm sao giữ được chủ quyền biển đảo mà không để xảy ra chiến tranh ,gìn giữ được môi trường xung quanh hòa bình và ổn định để phát triển đất nước luôn là một bài toán khó, đòi hỏi trí tuệ của toàn dân tộc. Khó khăn trở ngại thách thức lớn nhất đang ở trước mặt, nhưng chung ta tin ở trí tuệ và sức mạnh của tòan dân tộc, tin ở  sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước với tư duy chiến lược như Thủ tướng đã thể hiện. Trong tình thế khó khăn lúc này, hơn lúc nào hết dân tộc ta phải đoàn kết thông nhất, Ta hãy vượt qua chính mình thì sẽ đi tới chiến thắng.

                                                                                                           THẠCH QUÂN  26/5/2014
   

11 nhận xét:

  1. Tôi tán thành quan điểm của tác giả là hơn lúc nào hết dân tộc ta phải đoàn kết thống nhất trong tình thế khó khăn lúc này .Nhưng tôi không đồng ý với tác giả là chúng ta phải tin ở sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và nhà nước .Thử hỏi nếu có sự lãnh đạo đúng đắn thì nước mình sao lại thua kém xa các nước lân cận đến vậy ,trong lúc nước sôi lửa bỏng này TBT Đảng sao im tiếng thế ,lãnh đạo cái gì ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính vì thế mới cần " thay đổi" tận gốc nếu Đảng còn muốn tồn tại, tin vào sự LĐ " đúng đắn" có nghĩa là phai thưc hiện như lời Thủ tướng đã nói, cám ơn bạn nhiều.

      Xóa
  2. Bài viết của anh hay và chặt chẽ quá!
    Em cũng đồng ý với anh Thạch Quân, đây là thời điểm buộc chúng ta phải thay đổi. Nói cho văn vẻ thì thay đổi để lớn mạnh, phát triển. Còn nói ngắn thì :không thay đổi là chết! Thay đổi từ nhận thức bạn thù, đến hành động đấu tranh...Thay đổi cơ cấu kinh tế, quốc phòng...Khó nhất là thay đổi tư duy và thể chế chính trị, cái mà Đảng CS hiện nay không chấp nhận...Khó là ở đó. Thôi thì từ từ vậy. Biết làm sao? Trước mắt làm thế nào cho dân tin Đảng. Dân mình tốt quá. Thủ tướng vừa nói một câu "trí lý" là dân hồ hởi hưởng ứng ngay. Nếu thủ tướng làm nữa thì dân sẽ còn ủng hộ hơn nữa. Đảng cứ làm đúng, là đoàn kết toàn dân được thôi à. Hi, em "ní sự" chút cho sôi nổi anh ha!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đung là phải " thay đổi hay là chết", cám ơn "ní sự" của em.

      Xóa
  3. TQ đã viết ra suy nghĩ của rất nhiều người,hy vọng rằng lãnh đạo Nhà Nước sẽ có những đối sách mới phù hợp với tình hình hiện nay vì anh hàng xóm mang cả xe hơi ,xe máy để ở sân nhà chúng ta mà không hỏi ý kiến của chủ nhà rồi.

    Trả lờiXóa
  4. Mình đã đọc 2 bài của C.Lý thấy rất có … Lý.
    Có lẽ cô em gái QL mà cậu và mấy "anh Hai SG" như “củ cải - Calathau”, “súng DK…Z”, “thuốc trừ sâu Đ.Đ… T(P)” … “cưng” vào loại nhất, đã “ní sự” sắc và đủ ở Com. trên rồi.
    Mình không nói nữa, để khỏi “bị kêu”: Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!. Xin chia sẻ một khía cạnh khác.
    Mình có một anh bạn là nhà văn (được xếp loại “Sịn” hẳn hoi) có nói:
    Một trong những cái hay, đồng thời cũng là cái dở của người VN là “niềm tin”(dễ dãi = cả tin). Có khi chỉ mới nghe một câu nói “hùng hồn”, một lời hứa “bùi tai”, một sự “rưng rưng” tự phê, xin chịu trách nhiêm, (mà người nghe không biết ổng chịu như thế nào?. Hay là “CHỤI trách nhiệm”), thế là đã ngợi ca, đã cảm động, đã “cho qua” và đã dễ dàng tin ngay.
    “Lòng tin ở Con Người” đúng là một đức tính tốt, rất quý; vì vậy không nên hoang phí mà phải “tiết kiệm” và biết đặt vào đúng Người, đúng chỗ.
    Tôi cũng còn phân vân, không biết ông nhà văn kia đã “nội soi” chẩn đoán đúng một “bệnh mãn tính” quan trọng hay không? Và nếu đúng thì các Cụ bảo chữa trị thế nào?.
    Vì cái “vân đề lòng tin” phải biết đặt vào đâu, vào ai và trên cơ sở nào?... là cực kỳ quan trọng.
    Không thể mù quáng, cảm tính, dễ dãi, nhẹ dạ cả tin được.
    Đã có nhiều bài học nhãn tiền: Nào là, con gái thì để mất “cái ngàn vàng”, ông vua thì để mất cái ngai vàng, để mất nước, vân vân và v.v… Còn ta mà cứ tin vào “ ba cái viển vông”, "bánh vẽ", "tầm nhìn… vu vơ” thì nguy cơ mất nước và đói nghèo là cái chắc. Các Cụ thấy thế nào?.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vấn đề lòng tin , tôi nghĩ cũng chỉ là trên lý thuyết thôi, điều mong muốn là cố gắng xây dựng" lòng tin chiến lược" nhưng thực tế thì rất mong manh, ngay trong v/đ biển đông mấy nước như Mã, Bruney cung bị TQ đe dọa nhưng khi chưa bị đông chạm đến họ vãn chẳng nói gì, con hai ông bạn láng giêng sát nách " q/h đặc biệt" cũng im như thóc. giờ ai cung " lợi ích quốc gia đặt lên hàng đầu , chie có ông VN la vô tư thích thư " hữu nghi viển vông " thôi, bây giơ chả tin ai được , hãy tin ở dân mình thôi.

      Xóa
  5. ta thường nói triều đình(nhà nước ta) có TỨ TRỤ , thì bài viết cụ CÔNG LÝ là đại diện cho trụ thứ 5 là NHÂN DÂN. nếu TỨ TRỤ mà cùng nghĩ như TRỤ THỨ 5 thì nhất định bảo vệ được TỔ QUỐC. cám ơn bài viết của CÔNG LÝ-viết rất sâu sắc và có lí lẽ chặt chẽ.chúng ta thường nghe khẩu hiêu. TỔ QUỐC HAY LÀ CHẾT thì bây giờ cụ thể hơn THAY ĐỔI HAY LÀ CHẾT!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "tứ trụ" triều đình chả khác gì "4 ông từ" gác đền , chả có ông noài quyết định được việc gì, cái gì cung chờ thảo luận tranh cãi dài dài nên lỡ nhiều chuyện, chuyện biển đông cũng vậy thôi, lần này liệu có dám " cứng" lên một chút không hay cứ "mềm xìu" mãi, lòng dân đã xáo động rồi sãn sàng rồi chỉ còn chờ các vị chóp bu thôi, giòe không thay đổi thì không tồn tại được.

      Xóa
  6. Trong bối cảnh đất nước lâm nguy như hiện nay, hầu như mọi suy nghĩ của những người VN yêu nước đều tập trung vào hai mảng chủ yếu : phân tích ,đánh giá tình hình và đề xuất giải pháp. Nếu ở nội dung 1, đã có rất nhiều kiến giải sâu sắc và tương đối đồng thuận,kể cả bài của bạn CL làng ta, thì ở nội dung 2, còn quá nhiều khác biệt, thậm chí trái ngược nhau. Tôi rất mong chờ ý kiến của Cụ CL về phần 2, , và quả thật rất tâm đắc với những đề xuất của Cụ. Nên ghi nhận sự can đảm của cụ khi đưa ra một lời khuyên thẳng thắn " thay đổi để tồn tại "vốn dĩ rất kỵ dơ với mấy ông "kiên trì " đang ngồi ở ngôi cao.
    Tuy nhiên, có lẽ cụ đang viết "cương lĩnh tối thiểu "( như thời V Lênin )nên chỉ hạn chế ở mức tồn tại chứ không phát triển. Đất nước không tìm ra con đường đúng để phát triển nhanh ,mạnh lên, thậm chí chỉ phát triển châm thôi cũng đồng nghĩa với tụt hậu ngày càng xa và do đó rất khó tồn tại, phải không ạ !
    NHững giải pháp cơ bản cụ đưa ra cũng rất chuẩn về nguyên lý : cả nội lực, cả đối ngoài, cả đổi mới tư duy vả hành động v.v.đúng cả nhưng xin phép cụ nêu một băn khoăn : Ta đổi mới tư duy theo hướng nào, chẳng hạn có dám đụng chạm vào hệ tư tưởng không? có dám xây dựng XH pháp quyền, XH dân sự đúng nghĩa không ? có thật sự muốn hòa hợp dân tộc để tập hợp lực lượng không ?có thực sự muốn "thoát Trung " không ? v.v. Trong số những giải phấp đưa ra, cái nào thuộc loại cấp bách cần làm ngay, cái nào thuộc trung hạn, và cái nào là dài hạn v.v
    Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm và nhiều uy tín trong ngành ngoại giao- chính trị nói chung, tin rằng những ý kiến của CL sẽ được mấy ổng lắng nghe dễ dàng hơn nhiều so với hội phó thường dân như chúng tôi. Vậy cứ nghĩ thêm và cứ viết đi, việc đáng làm lắm lắm...Phải không bạn ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cố gắng tổng hợp và cô đọng nhất làm sao viết ít mà nói được nhiều, không biết đã được tí xíu nào chưa, trong mấy cuộc hội nghi ( hẹp) tôi được dự họp gần đây tôi đã nói rất thẳng thắn, điều tôi băn khoăn nhất vẫn là chưa có tiếng nói thống nhất ở cấp cao, tôi có cảm giác là còn có vị nào đó không muốn thay đổi, đương nhiên là cần phát triển, nhưng muốn phát triển thì hãy tồn tai đã, kẻ địch không cho ta phát triển ,đe dọa sự tồn tại của ta, vì thế nếu không thay đổi thì không thể tồn tai và không tồn tai thì làm gì còn phát triển đươc. Hoan nghênh ý kiến của bạn .

      Xóa