KHÔNG XA ĐÂU, TRƯỜNG SA ƠI !
Cháu : Tuổi già là thế nào hả ông?
Ông : Là khi những kỷ niệm thay thế cho tương lai cháu ạ.
Khi cháu tôi hỏi, tôi đã trả lời như vậy. Những năm tháng đã qua của cuộc đời bốn mươi năm theo nghiệp Ngoại giao đã để lại trong ký ức tôi rất nhiều kỷ niệm. Một kỷ niêm không bao giờ phai nhạt đó là chuyến đi của tôi đến một miền đất thân yêu của tổ quốc, một quần đảo xa ngoài biển đông , Quần đảo Trường Sa. Mùa hè năm 1987, trong chuyến đi công tác ra quần đảo Trường Sa của Phó Thủ tướng Trần Đức Lương (người lãnh đạo cao nhất của ta ra thăm Trường sa khi đó ), Bộ Ngoại giao được cử 2 cán bô tháp tùng, may mắn thay tôi là một trong số đó.
Trường Sa cách đất liền khá xa, nhưng trong tâm khảm tôi và bao người con đất Việt khác thì TRƯỜNG SA và cả HOÀNG SA nữa không hề xa và luôn gần gũi, ai cũng ước ao được một lần đến thăm Trường Sa sống với các chiến sỹ ở đó dù chỉ là một ngày, thậm chí một giở thôi, và ước mơ ấy của tôi đã thành sự thật.
" Thương nhớ sao người chiến sy Trường Sa
Không xa đâu ,Trường Sa ơi !
Không xa đâu, Trường Sa ơi ! "
|
Tác giả chụp ở Trường Sa |
Đó là suy nghĩ của bất ai đã được đến với Trường Sa dù trong hoàn cảnh nào. Ngày nay quần đảo Trường Sa đã là một miền đất trù phú, cây cối xanh tươi, có bộ đội hải quân đóng quân và còn có nhiều hộ dân tới đảo an cư lạc nghiệp. Nhưng 24 năm về trước thì chưa được như thế. Những năm tháng đó đất nước còn khó khăn , phương tiện đi lại chỉ duy nhất là đi tàu biển. Chúng tôi đi theo chuyên cơ của Phó Thủ tướng từ sân bay quân sự Hòa Lạc bay thẳng vào Cam Ranh .
Từ Cam Ranh chúng tôi lên một tàu vận tải của hải quân ta vượt biển khơi để ra đảo. Thế là bắt đầu những ngày lênh đênh trên biển khơi. Tôi cứ nghĩ chắc chuyến đi trên biển này sẽ vất vả và buồn tẻ lắm đây, nhưng thực tế là vất vả thì có, nhưng không buồn tẻ, bởi vì sát lúc lên đường, PTT đã đồng ý cho một nhóm văn công thuộc đoàn ca múa không quân của quân đôi cùng đi để biểu diễn phục vụ các chiến sỹ ngoài đảo khơi. Tôi nói đùa với anh bạn là chuyên viên của vụ luật pháp đồng hành cùng tôi : " số chúng mình hơi bị hên đấy ". Câu chuyện diễn ra trong mấy ngày lênh đênh vật lộn với sóng dữ bên cạnh mấy cô văn công trên con tàu ấy khá thú vị tôi sẽ kể sau, giờ hãy nói đên chuyện lên đảo trước đã.
|
Ngồi trên ụ pháo xe tăng ở đảo Trường sa lớn |
Lúc đó ở Trường Sa chưa có cầu tàu, Con tàu chở chúng tôi ghé sát vào ven đảo Trường Sa lớn, chung tôi lên những con thuyền nhỏ để vào bờ. Hàng trăm chiến sỹ hải quân tập trung chào đón Phó Thủ Tướng, chúng tôi thuộc diện ăn theo nên cũng được đón tiếp nồng nhiệt. Chúng tôi ở thăm đảo này 3 ngày. Những ngày trên đảo rất thú vị. Trên đảo có đơn vị hải quân gồm khoảng vài trăm chiến sĩ đồn trú. Các chiến sỹ ở trong những dãy nhà lợp mái tôn hoặc mái lá. Sau buổi tập trung cùng các chiến sỹ để nghe Phó Thủ tướng nói chuyện , cả đoàn chúng tôi chia ra thành từng nhóm nhỏ đi với nhau. Nhóm tôi ngoài mấy cán bộ của Bộ Ngoại giao, Ban Biên giới Chính phủ còn có một nữ ca sỹ trẻ và một nhạc công của đoàn văn công . Chúng tôi đi thăm một tiểu đôi hải quân, các chiến sỹ trẻ hồ hởi chuyện trò, chúng tôi chuyển cho họ những bức thư mang từ đất liền ra và cả những gói quà của gia đình và người thân gửi cho họ. Vài chiến sỹ dẫn chúng tôi đi thăm thú vòng quanh đảo. Đây là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo nhưng chiều dài cũng chỉ vài trăm mét. Trên đảo có rất ít cây cối , ở nơi đây chỉ có đá sỏi và cát, riêng chỉ có một loại cây sống được nên được gọi là "cây phong ba". Trên đảo rất thiếu nước ngọt, chỉ có duy nhất một giếng nước ngot, nước vô cùng quý giá, đơn vị quy định nước chỉ để dùng cho ăn,uống ,không được dùng để tắm giăt, các chiến sỹ chỉ trông cậy vào những cơn mưa, cứ có mưa là tìm mọi cách để tích nước, và tranh thủ tắm cho thỏa thích. Chả thế mà khi ra thăm đảo , nhà thơ Trần Đăng Khoa đã cảm hứng cho ra lò bài thơ " Đợi mưa ở đảo Sinh Tồn " nói lên tâm trạng các chiến sỹ :
"Chúng tôi ôm súng đợi mưa rơi
Lòng thắc thỏm niềm vui không nói hết
Mưa đi mưa đi mưa cho mãnh liệt
Mua lèm nhèm chung tôi chẳng thích đâu
Không mưa rào thì hãy cứ mưa ngâu
Hay mưa bụi, mưa li ti cung được
Mặt chung tôi ngẩng lên hứng nước
Một giọt thôi cát cũng dịu đi nhiều
Ôi đảo Sinh Tồn ,hòn đảo thân yêu."
|
Ngọn hải đăng trên đảo Song Tử Tây |
Mấy ngày đó chúng tôi có dịp đến tận các ụ pháo trên đảo , thực ra đó chỉ là những chiếc xe tăng được đặt dưới chiến hào, nòng pháo ngẩng lên hương ra phía biển để bảo vệ đảo mỗi khi có kẻ tới xâm chiếm . Tôi nhờ mấy tay phóng viên chớp cho một pô đang ngồi trên khẩu pháo xe tăng. Lúc rảnh rỗi tôi cùng mấy anh bạn và cả Thanh Hiền cô ca sỹ trẻ nữa tham gia làm vườn trồng rau xanh, nói là vườn chứ thực ra đó chỉ là nhưng mảnh đất nhỏ trên đó trông một ít rau thơm, rau cải để cải thiện bữa ăn, phần lớn thực phẩm đều phải chuyển tư đất liền ra. Bữa cơm của chúng tôi với các chiến sỹ tuy đạm bạc nhưng cũng có đủ cả thịt cá, rau xanh. Buổi tối chúng tôi cùng ngủ với các chiến sỹ trong những túp lều dựng tạm, tuy đơn sơ nhưng đày thi vị, chúng tôi nằm ngắm trời sao lung linh, đón những ngọn gió biển đem theo vị mặn. Tuy thiếu nước nhưng các chàng lính vẫn lấy nước dự trữ cho chung tôi tắm rửa, chúng tôi chỉ dùng chút ít để rửa mặt còn bao nhiêu thì nhường hết cho các em gái văn công cả. Lúc bấy giờ thông tin còn khó khăn, chưa có Tivi hay điên thoại cầm tay như bây giờ. Tôi đem theo một chiếc radio bán dẫn chỉ nhỏ như bàn tay để tặng các chiến sỹ không ngờ lại được họ rất thích vì đang cần để nghe tin tức ở quê nhà. Buổi tối mấy hôm ấy, các chiến sỹ và cả đoàn chung tôi như được sống trong không khí lễ hội, hàng trăm chiến sỹ ngồi chỉnh tề ngoài sân rộng để xem văn công biểu diễn. Nhóm văn công gôm 10 ngừơi , Ca sỹ Bích Việt đã nhiều tuổi nhưng giọng ca còn ngọt ngào lắm, Thanh Hiền còn rất trẻ mới tốt nghiệp trường nghệ thuật quân đôi, nhưng ca cũng rất hay, ngoài ra còn một số diễn viên múa và nhạc công, họ hát những bài hát về chiến sỹ hải quân, các ca khúc ngợi ca tổ quốc, quê hương. Các chiến sỹ chăm chú lắng nghe, vài cậu lính trẻ cảm động rơi lệ, họ đồng thanh hát theo, có người cao hứng còn chạy lên sân khấu dựng tạm để nắm chặt tay cô ca sỹ Thanh Hiền rồi chớp nhoáng hôn lên má cô, nhiều người khác vỗ tay hoan hô, khi kết thúc buổi diễn họ ào cả lên sân khấu ôm choàng lấy các diễn viên. Những khoảnh khắc đày cảm xúc ấy còn đọng lại mãi trong lòng tôi đến tận bây giờ.
Mấy ngày hội ngộ rồi cũng qua nhanh, các chiến sỹ đưa tiễn chúng tôi lên các con thuyền nhỏ, họ bám theo, bơi theo cho tới khi chng tôi lên con tàu lớn để đi tiếp về phía khu nhà sàn DK1.
Chia tay các chiến sỹ hải quân lòng tôi thật bùi ngùi, chỉ mấy ngày đêm ngắn ngủi tôi đã được tận mắt chứng kiến sự chịu đựng thiếu thốn, gian khổ của các chiến sỹ hải quân nơi đầu sóng ngọn gió để giữ gìn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quóc thân yêu, tôi càng thấm thía , chia sẻ với những niềm thương nỗi nhớ của bao gia đình khi họ phải xa con em họ, những người lính đang làm nghĩa vụ bảo vệ biển đảo của Quê hương.
Đến hôm nay tôi vẫn còn ghi nhớ mãi chuyến đi có một không hai đó trong đời mình , chuyến đi đến đảo quê hương đã để lại trong tôi những kỷ niệm không bao giờ nhạt phai :
Trường Sa một lần tôi đến
Mênh mông biển mặn thầm thì
Người lính ngày đêm giữ đảo
Giữ biển sóng lặng bình yên
Đêm Trường Sa nằm nghe câu hát
Biển đày sao , sóng vỗ rì rào
Đêm Trường sa, biển trời xanh ngát
Thấy bóng quê nhà trong tiếng hát em.
Trên tàu trở về đất liền, tôi và Thanh Hiền trở nên quen thân, chúng tôi hàn huyên đủ mọi chuyện, hóa ra Hiền cũng là dân Hà Nội gốc. Cảm giác của tôi khi đó thật khó diễn tả. Tôi sẽ chẳng thể nào quên được khoảnh khắc " Biển một bên và Em một bên " như nhà thơ nào đó đã diễn tả. Về tới Vũng tàu, chúng tôi rủ nhau cùng đi uống cà phê. Khi chia tay ra bắc, cô ca sỹ ấy còn hẹn sẽ gặp nhau ở Ha nôi, và hứa là sẽ đón tôi đến chơi nhà cô ở con phố cổ của Hà Nôi.
Thế rồi, một tuần sau khi về Hà Nội :
Tôi về phố cũ tìm em
Vô duyên chỉ gặp bóng đêm hững hờ
Chắc em còn mải giấc mơ
Bỏ tôi lạc lối bơ vơ một mình.
Nhưng tôi tin là vào lúc đó ca sỹ Thanh Hiền đang có mặt ở biên giới phia bắc để đến với các chiến sỹ thân yêu.
Công Lý 16 tháng 7 năm 2013
Bạn thật là hạnh phúc vì đã một lần được đặt chân đến Đảo Trường Sa. Cám ơn bạn đã chia sẻ với bạn bè trong bài viết này, tình cảm chân thật lại từ của một người bạn nên mình đọc rất cảm động ( mặc dù đọc về Trường Sa thì đã nhiều rồi). Mình luôn nghĩ đến các chiến sỹ Hải Quân đang ngày đêm bảo vệ vùng Biển thiêng liêng của Tổ Quốc với một tình cảm yêu mến và biết ơn. Họ luôn phải chống chọi với kẻ thù mà nhiều khi báo chí còn lờ đi, không dám nói về họ. Nhưng như bạn nói : Trường Sa không xa đâu, nó mãi mãi ở trong tim chúng ta.
Trả lờiXóaKhông ngờ bạn đên với bài viết của mình nhanh thế, tôi còn chưa kịp đưa ảnh lên, tiếc là khi đó tôi không mang máy ảnh, còn phóng viên họ còn bân chụp cho PTT , thôi cũng đành, rất cám ơn Ban.
Trả lờiXóaEm đang trong không khí đi ngắm sen Tây Hồ (Bên nhà em ) mà mấy hôm trước anh cũng đã viết...Đọc bài này lại cảm động quá, mặc dầu đã đọc nhiều bài viết về TS rồi. Em cũng chưa một lần được ra đảo...Thôi thì nghĩ về TS, yêu và cảm phục các chiến sỹ mà...nếu đã một lần sống cùng họ sẽ chẳng còn tính toán thiệt hơn trong đời nữa...Phải không anh?
Trả lờiXóaCòn câu chuyên với mấy cô văn công nũa ,em có muốn nghe a kể tiếp không ?
XóaCó lẽ Công Lý là người đặt chân lên Trường Sa sớm nhât trong số Bạn bè QL chúng ta.
Trả lờiXóaTôi đọc và nghe kể về TS thì rất nhiều; nhưng nghe bạn mình trực tiếp đến và kể lại một cách chân thực thì thú vị hơn.
Nhất là qua "ngòi bút" Công Lý- Môt blogger rất có năng khiếu của Làng ta về "thể loại kể chuyện" trữ tình.
Cảm ơn Bạn đã chia sẻ một kỷ niệm đẹp, một "Ký ức khó phai".
Lớp mình không biết có ai đã ra đó chưa, thực ra hồi đó là mình chủ đông xin đi chư còn LĐB muôn cử trưởng ban bảo vệ và phụ trách tự vệ đi chứ không phải tụi mình. Mình nói la không thể chỉ bảo vệ chủ quyên biển đảo trên đàm phán được, phai ra thực địa chứ, ông Vu Khoan tán thành ý kiến của mình, thế mới đi được đấy.
Trả lờiXóaThương các chiến sĩ Trường Sa
Trả lờiXóaNgày đêm canh giữ biển nhà bình yên.
Xa người thân,xa đất liền
Khó khăn,thiếu thốn vẫn bền lòng son.
Trường sa hôm nay đã khác xa hơn 20 năm trước khi tôi được ra đó ,nhưng niềm nhớ thương các chiến sỹ đang trụ vững để bảo vê biển đảo quê hương trong long tôi và mọi người dân Việt thi không bao giờ nguôi ngoai.
XóaBạn Công Lý đi nhiều, biết rộng và nhiều kỷ niệm khó quên. Đọc bài này càng thương những chiến sỉ đang bảo vệ Biển đảo cho chúng ta yên giấc hàng đêm, bình an mỗi ngày. Có nhiều bạn, trong đó có tôi ao ước một lần được đến HS hay TS, nhưng ở tuổi này không ai cho đi nữa. Chúc bạn khỏe và chia sẻ những kỷ niệm đẹp khó quên với chúng tôi nhé.
Trả lờiXóaKhông phải cứ đi nhiều là hiểu biết rộng đâu, nhưng đi nhiều thì có nhiều kỷ niệm đáng nhớ để chia sẻ với bạn bè, đó là niềm vui lớn trong cuộc đời
XóaEm mong ước được 1 lần đến thăm Đảo, bất kỳ đảo nào dù nhỏ bé của đất nước mình chắc là cũng khó, mong lắm, em rất yêu biển đảo và các anh lính Hải Quân, thân thương vô cùng, anh đã được đi thăm đảo thích thật, chúc anh có những chuyến di bổ ích và lý thú nhé ! (~_~)
Trả lờiXóaCứ mơ ước đi em ạ, sẽ có một ngày em thực hiện được điều mong ước ra đảo dạo chơi của mình.
XóaBạn đã có một chuyến đi tuyệt vời đầy ý nghĩa và ấn tượng.
Trả lờiXóa[img]http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSAEyomtpPcPWAFrZvS2T2p85PDVsz6ikF8x6klprple8eBAI7p[/img]
Bảo vệ hải đảo xa xôi
Biết bao người chịu thiệt thòi hy sinh
Thương cho số phận dân mình
Bao giờ được sống an lành yên vui.
Cám ơn bạn Tiến Hoàn nhiều, đáng ra mình phải tự làm, máy mình chắc có vấn đề phải thay mới thôi.
Trả lờiXóaChắc chắn cụ Công Lý là người duy nhất trong số 1.000 cựu HS trường TNVN LSQL được đặt chân đến quần đảo Trường Sa thân yêu ! Chuyến đi vô giá ấy sẽ là kỷ niệm hằn sâu trong ký ức của cụ . Chúc mừng cụ và mong được đọc nhiều thơ văn của cụ viết về biển đảo, nhất là Hoàng Sa và Trường Sa .
Trả lờiXóaMình đi tìm bức ảnh ấy trong đống ảnh cũ mà không thấy, không ngờ mình đã gửi Trung giữ hộ hay là mình đã đua lên mạng va bạn đã luu giữ hộ, bức ảnh ấy là kỷ niệm quý giá đối với mình, rất cám ơn , bài này có nên đưa vao sách không ? lúc nào ra bắc đêm theo cho mình bức ảnh đó nhé. Công Lý
XóaAnh thật hạnh phuc vì đã được đến thăm quần đảo Trường Sa.Hòang sa,Trường Sa luôn năm trong tâm thức của mỗi người dân Viêt.Em cũng khao khat được môt lần đến đấy,bây giờ thì chăc vô phương rồi!
Trả lờiXóaAnh chuc mừng em đã trở thành thành viên của lang Blog khối 5 Luson-Quelam. Chuyến đi Trường sa cua anh đúng là một kỷ niệm đáng nhớ trong đời. Nghe nói hiên nay nhiều đơn vị tổ chức ra đo, sức khỏe em kém chắc khó có thể đi được, không sao, cứ luôn hướng vê Trường sa cũng được mà.
Trả lờiXóaChúc mừng bạn Công Lý có chuyến đi Trường Sa sớm sủa và tự hào như vậy. Bạn là người có nhiều tình cảm, nên mỗi câu, mỗi ý của bạn đã truyền cho từng người VN tình yêu thương, gần gũi và gắn bó với từng mảnh đất quê nhà.
Trả lờiXóaTôi viết vội và không nhớ hết được chi tiết những ngày trên đảo, chắc tôi sẽ viết thêm, mong các ban thông cảm
Trả lờiXóa