Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Một kỷ niệm khó phai

              TIẾNG DƯƠNG CẦM
           " Gần nhà có quán  Cà phê
             Tên : Bản Sô nát, bóng tre xanh rờn
             Quán dành cho kẻ cô đơn
             Cũng dành cho những tâm hồn đang phiêu..."

   Mấy câu thơ trên là của Hồng Quang bạn tôi viết. Chúng tôi là bạn từ thuở còn ấu thơ, từ trường thiếu nhi Quế Lâm trở về mỗi người đi một ngả , rồi kẻ nam người bắc.
Cuộc đời bận rộn ít khi gặp nhau, nhưng đến lúc  "Bảy mươi tóc chẳng còn xanh " thì lại thường gặp nhau luôn.
                   Tôi Hà Nội, Anh Sài gòn
                   Thân nhau bởi cái tâm hồn thơ ca...
  Anh làm thơ dưới bút danh Hồng Quang , thơ anh rất hay ,một tâm hồn đa cảm. Tôi làm chính trị mãi cũng ngán , rồi từ "nhà Ngoại giao" tôi bỗng trở thành "gã khờ ngọng ngịu đứng làm thơ" lúc nào không biết. Thực tình trứơc khi quen anh tôi chưa có làm thơ,chính là những bài thơ của anh mà tôi đọc được đã gợi cảm hứng  để tôi viết nên nhưng dòng thơ từ sự rung động của chính con tim mình. Anh hay ra Ha nôi ,khi thì về thăm quê,dự họp hội Họ Vũ của anh, hay thường xuyên hơn ,anh đến gặp gỡ tôi và các bạn khác cùng thời Quế lâm với anh. Tôi thi thoảng mới vào Sài gòn thăm anh,tôi luôn  sống với thiên hướng nội tâm,đôi khi có tâm trạng buồn  và  vì thế ở đâu cũng tìm một quán vắng để thả hồn trong khoảng lặng mênh mông. Vào Sài gòn ghé nhà anh chốc lát rôi cả hai chúng tôi tìm đến cái quán cà phê văng vẻ và yên tĩnh, quán Sô nát mà anh đã nói đến trong bài thơ trên.
Anh đã cho tôi nghe mấy câu thơ về cái quan đó khá lâu rồi, khi đến nơi quả như lời thơ anh đã diễn tả . Dưới "bóng tre xanh rờn" hai chung tôi ngồi trò chuyện về cuộc đời về những người bạn  đã đi xa .  Không biết đây có phải là quán cà phê dành cho người cô đơn và có "tâm hôn đang phiêu" như anh nói không, tôi chắc là đúng, vì lúc này tôi đang là ngươi cô đơn, và biết đâu uống vào một lúc thì tôi sẽ "phiêu" cũng nên. Hàn huyên một lúc câu chuyện của chúng tôi bỗng dưng chuyển sang chủ đề âm nhạc lúc nào không biết. Anh bảo " tôi thường thích nhac rong rêu, nhẹ nhàng giai điệu, gấm thêu ca từ " . "  như bài 'anh đến thăm em một chiều mưa' phải không ", tôi hỏi, anh chỉ mỉm cười. Tôi chưa kịp nói mình thích loại nhạc gì thì bất chơt tôi nghe văng vẳng đâu đó tiếng dương cầm , bản Sonata Ánh trăng của nhà soan nhạc người Đức Bec to ven.  Hai chúng tôi lặng đi không nói gì nữa rồi cùng ngước lên phía lầu cao bên cạnh quán cà phê, nơi từ đó vang lên tiếng đàn Piano. Tiếng đàn của ai đó cứ      "chầm chậm, êm êm thánh thót, Nhịp nhàng khoan thai thắm thiết.." như reo vào lòng người nghe những giai điệu dịu êm,thổn thức .Phút chốc tôi như thấy tiếng đàn kia đã "cho đời say trong ý thơ, cho hồn bay theo tiếng tơ ,về phía chân trời xa mờ.." như lời của bài hát "tiếng dương cầm"  ra đời đã  vài chục năm trước.
  Trong không gian tĩnh lặng,tôi bỗng bật lên câu hỏi mà như không để hỏi ai cả " không biết người chơi bản Sonat ấy là ai nhỉ?" Rồi tôi tự trả lơi "chắc phải là một thiếu nữ trẻ trung", Hông Quang chỉ cười, anh cũng có câu trả lời như tôi chăng? Không nói gì anh chỉ buột miệng đoc lên hai câu thơ :
         "Người đi góc bể chân mây
          Nghiêng nghiêng lầu vắng trăng gầy riêng soi"
   Tôi không để ý là đêm đó có trăng, lời thơ của anh ấp ủ nhiều suy tư .Đáp lại anh tôi đọc mấy câu mà tôi còn nhớ  được trong bài "tiếng dương cầm" :
         "Tiếng dương cầm còn vang thiết tha
          Riêng mình ta đây với ta
          Chìm đắm trong một giấc mơ.."
      Có lẽ nào là một giấc mơ ,tôi tự nhủ lòng, thì lúc này đây chẳng phải là "riêng mình ta với ta" đó sao?.
       Hai chúng tôi còn ngồi  với nhau ở đó lâu lâu nữa, chẳng ai muốn đứng dậy ra về.
  Đó là một kỷ niêm tôi nhớ mãi trong chuyến vào nam thăm anh cuối năm rồi.
  Hồng Quang từng nói với tôi " Thời gian cứ lặng lẽ trôi, bao nhiêu kỷ niệm cũng rồi nhạt phai ". Có thể anh đúng, nhưng kỷ niệm về buổi tối nghe tiếng  đàn dương cầm trong quán Sô nát ấy thì chẳng bao giờ nhạt phai trong tôi.
                      Công Lý viết gửi Hồng Quang
                                   26/3/2013



                


           

18 nhận xét:

  1. Ôi, người bạn thân mến của tôi ! Bạn đã viết thật hay về kỷ niệm chúng mính ngối quán cafe Bản Sonatta phố nhỏ Đăng Dung gần nhà mình . Thật ra nhiều bạn QL đã từng ngồi ở đây cùng nhau nhâm nhi cafe và thủ thỉ chuyện xa,gần mỗi dịp đến thăm minh . Nhưng giữ dc "cảm xúc thơ" thì bạn là người đầu tiên !( mình còn chờ 3B nữa đấy !). Cảm ơn bạn thơ Thạch Quân , sẽ dành viết sâu hơn cho một Entry khác nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình cũng đã vài lần ngồi với Calathau ỏ quán Cafe Bản Sonatta này (Mình nhớ có 1 lần có cả Đỗ Quang Điển, một nghệ sĩ chơi Violong rất hay, cùng học ở Trường Ngô Quyền HP với bọn mình, nay đã là một người "Mỹ sịn"; nhưng rất yêu Quê hương nên về sống những năm tháng "tuổi xế chiều" tại Tp HCM, như NS Phạm Duy). Có điều khác Thạch Quân là mình với Cậu toàn ngồi vào buổi sáng nên không có ánh trăng, mà chỉ được ngắm Bướm xinh và nghe Chim hót, nên say mê quên cả... làm thơ. Calathau ạ. Hẹn lần sau sẽ cùng ngắm chị Hằng ở đó nhé!( Lúc đó có khi thơ cứ ra ...ào ào!. Hi Hi).

      Xóa
  2. Thấy bạn có kỉ niệm với Sonate Ánh Trăng mình đăng ngay bài về giai thoại bản Sonate Ánh Trăng. Mời bạn sang nhà mình đọc nhé!

    Trả lờiXóa
  3. Thức đêm mới thấy đêm dài
    Nhớ ai mới biết chiều dài tình yêu
    Bây giờ tuổi tuổi xế chiều
    Hãy mau gặp gỡ nhau nhiều bạn ơi!.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tóc ta nay đã bạc rôi
      Gặp nhau vẫn thấy bồi hồi nhớ nhung
      Tình bạn còn mãi với thời gian ..

      Xóa
  4. Tôi cứ nghĩ, tình bạn của đàn ông thường đơn giản. Mặc dù tình cảm đó có thể sâu sắc nhưng ít làm người ta day dứt khó quên. Đối với Thạch Quân thì kỷ niệm về buổi tối nghe tiếng dương cầm đó... " chẳng bao giờ nhạt phai trong tôi". Tâm hồn con người thật phong phú, phức tạp.
    Cảm ơn Thạch Quân đã giúp tôi hiểu thêm về tâm hồn, tình cảm của "phía các bạn".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhiều thứ trong cuộc đời rồi cũng nhạt phai, nhưng kỷ niệm về tình bạn thì không thế. Đó là cảm nhận của mình thôi, có thể giới tính khác nhau thifcos chút khác nhau chăng, đúng nhưng sự đồng điệu về tâm hồn cũng không phải dễ gặp,và vì thế rất đáng quý trọng,mình phải cám ơn bạn đã đọc để hiểu..

      Xóa
  5. Các bạn đang đi trong buổi hoàng hôn mà lãng mạn hơn cả cái thời trai trẻ,hãy năng tới quán cafe đó mà nghe tiếng piano để mà mơ mộng,âm nhạc sẽ làm cho các cụ sống lâu đấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ta đi trong buổi hoàng hôn
      Tóc xanh đã bạc tâm hồn vẫn "phiêu"

      Xóa
  6. Đọc bài anh viết em cứ nghĩ ...nhà thơ Hồng Quang nào mà nghe quen quen nhỉ...hóa ra anh Cala...thế thì các anh nhớ nhau mãi là phải rồi, hi hi!
    Em có một câu hỏi: người chơi đàn là ai vậy?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em ơi, nếu nhìn mặt, biết tên người chơi đàn có khi lại không còn cảm xúc làm thơ đâu em . Hãy cứ để tiếng dương cầm dẫn ta vào cõi mộng. Như thế có được không nữ sĩ Sông Thu ?

      Xóa


    2. Tiếng đàn vang vọng lâm li
      Người đâu gặp gỡ lam chi ..thêm buồn

      Xóa
  7. Có những khoảng thời gian cùng người đồng cảm mà thưởng thức và rung động từ sáng tạo nghệ thuật, tôi cho đó là hạnh phúc và cũng là sự khác nhau của tao nhân và phàm phu tục tử. Những thời gian và xúc cảm như thế này đáng quý lắm thay : Cho đời say trong ý thơ, cho hồn bay theo tiếng tơ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hiếm đọc được một nhận xét tinh tế,đày tính nhân bản,tràn trề cảm xuc chân thưc như thế của Hân, thực sự là hạnh phúc, đáng quý thay khi tôi có những người bạn hiểu lòng mình đên vậy.

      Xóa
  8. Thời chúng ta cùng học 1 lớp, 1 trường thì chỉ có anh bạn Công Lý "gà tồ ". Mấy chục năm sau Công Lý "gà tồ" trở thành Nhà ngoại giao chuyên nghiệp , Vụ trưởng, đại sứ 1 mạch liền 2 nước 2 nhiệm kỳ, thì đã đổi chữ lót là "Như"- Hoàng Như Lý. Vâng, tôi xin trân trọng nhắc đến tên KTS tài ba Hoàng Như Tiếp, cụ thân sinh ra Hoàng Như Lý . Cụ là 1 trong những trí thức tiêu biểu được chế độ "Thực dân " đào tạo đã theo Bác Hồ , theo CM phục vụ cả đời cho đất nước . Tên ông đã được đặt cho 1 đường phố thủ đô Hà Nôi : Phố Hoàng Như Tiếp. Lạ 1 điều "Như Lý đại sứ" lại trở về với tên " Công Lý gà tồ" thời LS.QL ! Trong thâm tâm tôi thích kêu tên bạn là Công Lý, cũng giống như bạn thích tôi trở về với tên gọi Quang Trung thay vì Hồng Quang. Lại cũng lạ, cứ gọi nhau là Thanh Mai, Ngọc Trâm, Trung Hải, Minh Gương, Nguyên Hân ...là thấy cả một miền yêu thương thơ dại mà trong trẻo hiện về !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn Quang Trung nhiều. Mình không đi theo được nghề của Cha mình, song có lẽ cũng hấp thụ được cái "phiêu" trong cốt cách của người làm nghệ thuật kiến trúc chăng dù chỉ là tý chút thôi. Mình thực sự cảm động một bài viết với suy tư của cõi lòng mà hình như đã làm ruung động cõi lòng của nhiều bạn bè, đó thực sự là niềm hạnh phúc Như Ng Hân đã viết, có lẽ trên tất cả đó là tình bạn của chung ta.
      " thế gian vạn sự như bào ảnh
      Thiên kiếp duy dư nhất phiến TÌNH"

      Xóa
  9. Ở Quế Lâm, khi dạy vẽ, anh Lê Nguyên Lợi đã nói với chúng ta: Muốn vẽ đẹp phải biết rung động ngay cả khi chỉ thấy một chiếc lá rơi. Và nhiều bạn chúng ta đặc biệt là cụ Công Lý đã làm được hơn như thế. Là một người chuyên làm ngoại giao, nhưng tâm hồn thì rất ... lãng đãng, tôi cảm nhận thấy điều này khi đọc những bài thơ, những bài tùy bút ngắn gọn, khi nghe Công Lý hát trong dĩa CD tặng bạn bè, khi biết cụ xây nhà sàn và khi đọc bài này. Xin chân thành chia sẻ và mong rằng cụ cứ tiếp tục lãng đãng để cho cuộc đời đẹp hơn và tình nghĩa bạn bè bền hơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chỉ là một chút lãng đãng thôi
      Ta đi thanh thản trong cuộc đời
      Bè bạn bên ta tưng khoảnh khắc
      Rung đông cõi lòng thoáng chơi vơi

      Xóa