Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

TÂM SỰ CUỐI NĂM

 

                                                       TỰ NGẪM ĐÊM CUỐI NĂM


                    Đêm cuối năm tiết trời chỉ xe lạnh, chiếc đông hồ treo trên tường đang điểm những  phút cuối cùng của năm 2016. Năm mới 2017 sắp bắt đầu...

                    Vào những khoảnh khắc này, dường như mỗi con người, mỗi số phận đều đang có những suy tư, những nghĩ  ngợi của riêng mình và tôi cũng không ngoại lệ.
                   Thời gian trôi qua thật nhanh, chớp mắt cùng số phận , vây là đã 76 năm trôi qua.
                   Thời gian chứng kiến sự trưởng thành của tôi từ một chú bé con trở thành một ông già ngoại thất tuần như ngày hôm nay, thời gian cũng đang là thước đo thách thức sự tồn tại của tôi trong những tháng năm còn lại của cuộc đời mình.
                   Có một lúc nào đó tôi đã :
                                                       Đi tìm quá khứ xa xôi
                                                       Để gom ký ức đánh rơi thuở nào.
Và tôi vẫn luôn biết rằng :
                                                       Thời gian chẳng đợi ai đâu
                                                       Tóc xanh nay đã đổi màu bạc phơ.
                  Quy luật của đất trời là vậy mà có ai chông lại được đâu. Biết vậy, nhưng nhiều khi tôi cũng cứ mơ mộng hão huyền. Đúng như Nhạc sỹ Thanh Tùng đã từng viết trong nhạc phẩm rất nổi tiếng của ông  :
                                                       Cuộc đời lạ lùng, đời hay mơ ước những điều viển vông
                                                       Lòng người lạ lùng, lòng hay mong nhớ những điều
                                                                                                                           hư không
                                                                                                                                  .

       Dù biết là " viển vông" là " hư không" vậy sao con người vẫn cứ  ao ước ? Có người mong mình trẻ lại mười năm, có người lại mong mong sống đên " bách niên giai lão". Ngạo mạn hơn, có người  đã  " thất thập cổ lai hy" rồi mà vẫn còn mong " Cho ta ôm lấy vai thon " ( TCS Ru đời đi nhé"). Nhưng cái phần " người" trong mỗi " con người" là như vậy thôi , trời sinh ra thế mà.

                  Người già sợ nhất là sự " cô đơn" , ai cũng bảo vậy mà cũng chẳng có ai  tránh được. Sau mấy chục năm lăn lộn với cuộc đời , giờ tôi cũng nhận ra rằng :                
                                               
                                                       Dại khờ chỉ tôi với tôi
                                                       Còn đâu thơ, mộng, niềm vui , nỗi buồn ?

              Lại một năm nữa trôi qua, giờ là lúc nên bình tâm  để chiêm nghiệm về cuộc sông sắp tới :

                      Giữa caí hối hả, bon chen của cuộc sông hiện tai, phải chăng ta nên lắng lòng lai , sống chậm lại để tránh bị xô đẩy vào ngững cạm bẫy, những thị phi của cuộc đời.

              Những phút giây cuối cùng của năm cũ đang trôi nhanh , một năm mới sắp bắt đầu . Lúc này đây tôi bỗng thấy như nghe trong làn gió đông tiếng thì thầm của ai đó vọng bên tai :  

             "Hãy cứ lên đường với những buồn vui bất ngờ phía trước, vết cỏ mòn để lại phía sau những con đường. Tuổi thơ để lại phía sau chiếc gối êm cho tuổi già úp mặt. Cuộc đời để lại phía sau một bản trường ca của mỗi số phận "

                                                                                                          Công Lý  , đêm cuối năm 2016



Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

ĐẠI SỨ , NGHỀ NGUY HIỂM



                                             ĐẠI SỨ , ÔNG LÀ AI ?

            Những ngày cuối của tháng chót, tháng 12 năm 2016 đang dần trôi qua ...
            Ở một nơi xa xôi nằm xen giữa hai lục đia Âu - Á , giữa Thủ đô của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ , tại  tiền sảnh của căn phòng rộng, nơi đang diễn ra một cuộc triển lãm tranh bỗng vang lên nhiều tiếng súng chát chúa. Một thân hình to cao đổ sập xuống. Vụ án mạng kinh hoàng đã xảy ra như bao vụ án mạng khác ở đất nước đang rối ren và bất ổn về chính trị này. Nhưng khác với các vụ án khác, nạn nhân bị giết hại không phải là một người dân, một thương gia hay một nhà chính trị người Thổ. Nạn nhân là một người Nga. Ông  là  Andrei Karlov , Đại sứ của Công hòa Liên bang Nga tại Ankara. Hung thủ là  Mert Altintas một công dân Thổ Nhĩ Kỳ đã bị cảnh sát tiêu diệt ngay sau đó. Đây là một vụ khủng bố, là một âm mưu hèn hạ nhằm phá hoai mối quan hệ đang được từng bước cải thiện giưa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Sân khấu chính trị thế giới đang diễn ra những màn kịch vô cùng gay cấn , để lại nhiều hậu họa.
           Cứ tưởng làm nghề Ngoai giao , làm Đại sứ , người đứng đầu đại diện cho một Quốc gia tại một Quốc gia khác là công việc nhàn nhã, ung dung tự tại, quyến quý sang trọng. Có biết đâu đằng sau sự " hoành tráng", "oai hùng" , "vinh hạnh " đó lại tiềm ẩn cả những  phút giây, những khoảnh khắc đày hiểm nguy , trong đó có cả sự rình rập của cái chết. Trong lịch sử Ngoại giao chắc chắn không chỉ có cái chết của vị Đại sứ người Nga kia. Ở nhiều quốc gia khác nhau, một vại vị Đại sứ, Đại Biện, Tham tán cũng đã từng trở thành vật hy sinh của những mưu đồ chính trị đen tối.

           Là người làm việc trong ngành Ngoại giao,  mấy chục năm trôi qua , đến giờ giở lại những trang ký ức tôi vẫn còn  nhớ như in những sự kiên, nhưng sự hy sinh, vĩnh viễn ra đi vì Tổ quốc, vị sự ngiệp cách mạng của một số cán bộ Ngoai giao.
           Năm 1955 Hội nghi các Nguyên Thủ nhiều nước châu á diễn ra tai Ban Dung Indonesia. Thủ tướng Trung quốc Chu ân Lai dự định than dự hội nghi này. Một âm mưu ám sát Thủ tướng Chu đã được gián điệp của Tưởng Giới Thạch ở Đai Loan chuận bị Chúng đã gài bom trên chiếc máy bay Thủ tướng Chu dự kiến sẽ đáp từ Hông kong tới Indonesia. Vì một lý do bất ngờ , Thủ tương Chu không đáp chuyến bay đó mà lui lại vai hôm và ông đã thoát chết. Nhưng hơn 10 phóng viên và cán bộ Ngoại giao của TQ đi trên chuyến bay đó đã tan xác giữa biển khơi. Trong số các những người thiệt mạng đó có ông Vương Minh Phương một can bộ Ngoại giao của Viêt nam công tác tại Tông lãnh sự quan của ta ở Côn Minh . Sạu sự kiện ấy tên của ông Phương được khắc ghi tại nghĩa trang liệt sĩ ở Thủ đô Bắc Kinh. Một sự kiện khác xảy ra ở sân bay của Thủ đô nước Angieri. Một kẻ cướp máy bay đã không chế và bắt làm con tin mấy chục người trên một chiếc máy bay săp rời Angieri bay sang Paris . Trong số hành khách có ông Tham tán Thương vụ của Sứ quán Việt Nam tai Ạngie . Khi bị lực lượng bảo vệ sân bay bao vây, tên cướp máy bay đã ra tay sát hại con tin, không may người bị  hại chính là ông Tham tán của Sứ quán Viêt Nam. Sạu đấy vài phút cảnh sát bảo vệ sân bay tấn công tiêu diệt được tên cướp giải cứu được nhiều con tin, nhưng vị cán bộ Ngoại giao Viêt Nam đã tử vong vì vết thương quá nặng.  Đó chỉ là vài sự việc cho thấy nghề Ngoai giao không phải là chỉ có " trải thảm đỏ" , nhiều khi cũng đã đổ cả máu nữa.

          Tôi đã làm Đái sứ ở đất nước Hồi giao Malaysia hơn 4 năm. Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ được Nhà nước giao phó và may mắn là chưa từng đối diện với sự hiểm nguy tới tính mang. Nhưng làm Đại sứ đôi khi không chỉ phải đối mặt với những viên đạn đồng đe dọa tới tính mạng , mà có khi còn phải đối mặt với những viên đạn " bọc đường" không lấy đi mạng sống nhưng cũng làm tiêu tan cả sự nghiệp và danh dự của người được khoác chiếc áo " Đai Sư đặc mệnh toàn quyền". Cũng may là tôi không bị xuyên thủng bởi những viên đạn "bọc đường" đó. Cuối cùng thì tôi cũng hạ cánh an toàn. Đến bây giờ nghỉ hưu đã gần chục năm, xem ra có vẻ " an toàn" thật.

          Câu chuyện về cái chết của vị Đai sứ Nga làm tôi hồi tưởng lại quá khứ , những ngày còn làm cán bộ Ngoại giao, còn khoác áo " Đại sư". Chúng ta rất thương tiếc cho sự ra đi của vị Đai Sứ người Nga. Nhưng cuộc sống là như vậy , ở đâu cũng thế , ranh giới giữa sự sống và cái chết thật mong manh !
                                                                                             Công Lý 20/12/2016

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

HÁN HỌC DANH NGÔN



                                                 DANH NGÔN .... ĐÁNG ĐỂ SUY NGẪM   


                  Khổng Tử là một nhà tư tưởng lớn của Trung quốc thời cổ đại . Ông có nhiều pho sách với nhưng DANH NGÔN để lại cho hậu thế. Nhưng Trung quốc không chỉ có Cụ Khổng , họ còn có vô số DANH NHÂN khác và họ cũng để lại nhiêu  DANH NGÔN đảng để cho đời sau suy ngẫm.

  Vài danh ngôn về chủ đề GIAO TẾ ;

        - Nói về kết bạn :

        " Làm bạn với người thẳng, người thật, người giỏi thì có ích; Làm bạn với kẻ gian, người nịnh, người lém thì có hại."  Sách  Luận ngữ.

         " Chơi với người hay như vào nhà hoa , lâu không ngửi thấy mùi thơm, thế lại hóa hay. Chơi với kẻ dở, như vào hàng cá, lâu không ngửi thấy mùi tanh thế là hóa dở.  Sách    Lễ ký

         "  Không biết phân biệt câu nói hay, dở thì không thể nào biết kẻ tà , người chính được. "
                                                                                                               Sách Luận Ngữ

         " xem người chơi với ai đủ biết người đó hay , dở "       Quản Tử

         Đối nhân xử thế

          " người chê ta mà chê phải là hiểu ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, người nịnh bợ ta là kẻ làm hại ta.        Tuân Tử

           " người ta chưa biết bụng mình, chẳng nên vội cho người ta biết; người ta chưa hợp ý mình,chẳng nên vội cầu cho người ta hợp"             Tiết Huynh

          "  Không hứa bậy, cho nên minh không phụ ai, không tin bậy nên chẳng ai phụ minh."
                                                                                                                               Khổng Tử

      Tạm dẫn thế đã , để thời gian suy ngẫm quả thấy người xưa nói không  sai , Họ còn thông minh sáng suốt hơn người thời nay nhiều.

                                                                  Công Lý trích từ sách " HÁN HỌC DANH NGÔN " của tác giả   Trần Lê Nhân.