Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

70 năm NGOẠI GIAO VIỆT NAM



                                              NGOAI GIAO VIỆT NAM

                                                                     CHẶNG ĐƯƠNG DÀI  70 NĂM

               Kể từ ngày ra đời 28 tháng 8 năm 1945 đến nay Ngành Ngoại giao VN đã trải qua một chặng đường dai 70 năm.  Ngày 12/8 vừa qua Bộ Ngoại giao đã tổ chức cuộc hội thảo khoa học " 70 năm Ngoại giao VN vì sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước" Nhiều cãn bộ NG lão thành , nhiều học giả và các nhà lý luận đã tham gia hôi thảo. Phát biểu của Phó Thu tương ,Bô trương NG Phạm Bình Minh và các tham luận đã tổng kết chặng đương 70 năm vẻ vang của nền Ngoại giao VN, nêu bật nhưng thành tựu to lớn của NG VN đóng góp cho sự nghiêp cách mạng bảo vệ và xây dựng đất nước trong suốt chặng đương 70 năm qua .

           Tôi sẽ không nói  nhiều đến nhưng  thành tích là sự thật hiển nhiên của ngành NG mà Đảng và Nha nước ta đã khẳng định rôi  , là một cán bộ của Bộ Ngoại giao  đã trải qua chặng đường 43 năm gắn bó với ngành,  nhìn lại chặng đường đày vẻ vang và cung lắm gian truân ấy , với tư cách là người đã trực tiếp tham gia vào nhiều sự kiện lơn của ngành NG trong hơn 40 năm công tác , tôi chỉ muốn nói lên vài cảm nghĩ của cá nhân mình về những gi mà ngành NG đã làm được và cả những  điều tôi còn băn khoăn trăn trở về công việc đôi ngoại  mặc dù tôi đã rời xa công việc này gần chục năm rôi.

          Nhiều người đã đặt ra những câu hỏi với tôi về công việc của ngành Ngoai giao mấy chục ăm qua , những được mất , tôi xin nêu ra dưới đây vài câu hỏi và đi tìm đáp án theo cách suy ngẫm riêng của mình .
        :  Câu hỏi đầu tiên : đâu là thành tựu nổi bật nhất của ngành NG trong suốt 70 năm qua ?
         Cá nhân tôi cho rằng   : Đó chính là Ngoại giao VN đã kiên trì thực hiện thành công đường lôi Ngoai giao độc lập tự chủ trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước. Trong nhiều giai đoạn khác nhau dù là thời chiến hay thời bình ,tư tưởng lớn này của Bác Hồ và của Đảng ta đã được nganh NG quán xuyến, nhờ thế vị thế của VN trên trường quốc tế đã được giũ vững và không ngưng được nâng cao. Chỉ tính từ thời gian chông Mý cưu nướctrở về sau  có thể nêu lên 2 điểm nổi bât :
        Một là chung ta đã độc lập tự chủ trong quan hệ với 2 nước lớn là Trung Quốc va Liên xô ,tranh thủ được sự hậu thuẫn và ủng hộ về vật chất , lương thực vũ khí của cả 2 nước phục vụ  hiệu quả nhất cho công cuộc chông Mỹ mặc dù thời gian đó ( thập ky 60, 70 thế kỷ 20 ) Trung Xô coi nhau như kẻ thù, quan hệ hết sức căng thăng. Báo chi thế giói lúc đó đã hình dung Lãnh đạo VN như đang " làm xiếc trên giây" và đã biểu diễn hét sức ngọan mục.
        Sự kiện lớn thư 2 là chung ta đã  rút được bài học của Hôi nghi Genever năm 1954  lúc đó thực lực ta yếu nên khi kết thúc chiến tranh đã để mấy nước lớn  Trung, Mỹ và ca LX thao túng dẫn đến kết quả chỉ giải phóng được 1/2 đất nước rôi phải đổ máu thêm 20 năm nữa, nhưng trong đàm phán kết thúc chiến tranh với Mỹ ta đã ở thế chủ động, loại bỏ hẳn sự can thiệp của các nước lớn  đưa đến kết quả ký hiệp định Paris  với My trên cơ sở ấy " đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào" thông nhất vẹn toàn đất nước .

         Câu hỏi thứ hai là : Điều gì là khó nhất cho NGVN trong xử lý các mối quan hệ quốc tế , đặc biệt la quan hệ với các nước lớn ?
         Với thực tế công việc đã trải qua  tôi thấy rằng , điều khó khăn nhất chính là việc xử lý mối quan hệ với các nước lớn trong đó khó nhất có lẽ là xử lý mối quan hệ với Trung quốc và quan hệ giưa TQ va Mỹ. Nói như vậy có thể có phần phiến diện chăng, bởi xử lý quan hệ với Mỹ cũng có quá trình rất khó khăn. Cảm nhận của riêng tôi vẫn là xử lý quan hệ với TQ là " hóc búa " nhất. Phần lơn thời gian trong 70 năm qua NG VN ta chỉ tập trung vào xử lý q/h với hai đối tac lơn là TQ và Mỹ, nhiều cuộc đàm phan diễn ra kéo dai với 2 đối tác ( có lúc là đối thủ ) này ,  đàm phán về chủ quyền lãnh thổ với TQ là khó khăn nhất. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc xử lý q/h với TQ khó hơn với Mỹ là ở chỗ  Mỹ là một nước lớn , là cựu thù nhưng ở cách xa ta,  còn TQ vừa là nước lớn lại vừa là láng giềng có biên giới chung và xét về lịch sử thì cũng là cựu thù của VN,điểm nữa la khác với Mỹ Họ lại khoác cái áo " XHCN' đồng ý thưc hệ với VN. Mỹ xâm lược ta thua rồi thì rút đi , còn TQ cũng từng xâm lược ta, thua rồi nó luôn ở mãi đấy ngay sát nách ta từ đời này qua đời khác, đất nước thì lớn về diện tích, đông dân nhất thế giơi , nhưng về ứng xử thì lại là " tiểu nhân" cũng nhất thế giới luôn, vậy mới khó, nhưng cái khó hơn còn ở chính cách nhận thưc và ứng xử với  các nước lơn, vơi TQ của chính LĐ ta.

                      Việc xử lý quan hệ với hai đối tượng này luôn là bài toán  khó giải nhất, vấn đề là phải làm sao để giữ được " cân bằng chiến lược " mà không để cho  ý thức hệ chi phối. Chung ta đã làm được điều đó chưa ? phải thừa nhận thẳng thắn là ta đã xử lý theo hướng đó nhưng chưa phải là đã "hoàn hảo ", cảm nhận của riêng tôi là ta vẫn còn bị " ý thức hệ " chi phối phần nào đó. Đây là vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm. Nhiều sự kiện diễn ra trong quan hệ với TQ và vơi MỸ trong thời gian qua dư luận trong nước, trong cán bộ và nhân dân đều cho là cách xử lý chưa " thỏa đáng " đó là sự thật không thể phủ nhận, dĩ nhiên ngành NG không thể chối bỏ   trách nhiệm trong việc đó, nhưng xét cho cùng cũng là bởi " lỗi hệ thống" chứ không phải riêng gì trách nhiệm của ngành NG.

        Câu hỏi thư 3 là :cảm nhận như thế nào về những người lãnh đạo cao nhất của Bộ Ngoai giao qua các thời kỳ khác nhau ?
        Đây là câu hỏi khá tế nhị , tôi sẽ không đánh gia hoặc nhận xét về tưng Vị Bộ trưởng mà tôi đã có dịp công tác dưới sự chỉ đạo của Vị Bộ trưởng đó, tôi chỉ nêu nhưng cảm nghĩ cá nhân nên có thể chưa thật khách quan hoặc thiên về cảm tính , song dù sao thì tôi cũng cứ mạnh dạn nói vài điều suy nghĩ của bản thân mình.
         Năm 1966 tôi về nhận công tác tai Bô NG khi đó Bô trưởng là Bác Nguyễn Duy Trinh, lúc ấy tôi chỉ là cán bộ phiên dịch, tôi có vai lần dịch cho Bác Trinh trong các cuộc Bác tiếp Đại sư TQ.  Thang 2/1973 sau khi Hiệp đinh Paris được ký kết giưa Ta va Mỹ, thang 3 năm đó diễn ra Hôi nghi quốc tế Paris gôm 4 bên tham gia cuộc chiến và một sô nước lơn liên quan trong đó có TQ. Tôi được LĐ Bộ chon đi làm phiên dịch tiêng trung cho Bộ trương Nguyễn Duy Trinh tai cuộc hội nghị quốc tế đó. Trong thời gian hai tuần lế, tôi có dịp thường xuyên làm việc với Bác , ấn tượng sâu sắc với tôi  la Bác luôn thể hiện phong thái của một vị lãnh đao cao cấp, làm việc hết sưc nghiêm túc, dịch cho Bác tôi không thấy khó vì Bác luôn nói ngăn gọn đủ ý , nôi dung rõ rang mạch lạc, đối phương luôn nể trọng, trong cuộc sống đời thường Bác rất gân gũi va luôn quan tâm tới can bộ câp dượi. Khi tôi dịch xong Bác thường đông viên tôi có lần bác còn cho quà dù chỉ là mấy cái bánh hoặc vài viên kẹo.
         Sau Bác Trinh , Bộ trương NG là Ông Nguyễn Cơ Thạch , tôi làm việc dưới sự chỉ đạo của ông hơn 10 năm. Ông là một vị Bô trưởng có tầm tư tưởng chiến lược, lam viếc dưới sự chỉ bảo của ông tôi đã trưởng thành tư một can bộ phiên dịch trở thanh can bộ nghiên cưu , được đề bạt vụ phó chỉ sau 1 năm tập sự ( quy đinh của Bô trưởng là 2 năm tập sư mà kết quả tốt mới được đề bạt vụ phó ), để đi sâu ngiên cứu và đề ra đối sách thích hợp ông lập ra 3 vụ riêng rẽ đó là  Vụ Trung quốc , Vụ Mỹ và vụ Liên xô, ông cung đề xuất việc Ngoại giao làm kinh tế và lập ra vụ kinh tế, về nội bộ ông  đưa ra chủ trương " tập sự cấp vụ" do vậy đào tạo được một đôi ngũ lãnh đao cấp Vụ có năng lực. Làm việc với ông không dễ, ông rất nghiêm khắc và đòi hỏi trình độ cao không đáp ưng được thì bị loại ngay, có lẽ vì thế nói chung it cán bộ thích gần ông, nhưng những cán bộ trưởng thành lên qua làm việc được ông chỉ bảo thì rất quý mến ông. Thời kỳ quan hệ Việt Trung xấu đi ông la người giũ lập trường kiên định chông chủ nghĩa bành trướng ,bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đât nược. Cá nhân tôi cảm ơn ông rất nhiều nhất là về tư tưởng chiến lược trong công tác nghiên cưu và phương pháp luận đúng đăn.
   Với các Vi Bộ trưởng khác tôi xin nói ở những dip sau.
   Nếu bạn có yêu cầu hoặc câu hỏi gì xin cứ nêu lên, tôi xin cố găng giải đáp.

 

                                                                                                                                   Công Lý 13/8/2015



         
       

6 nhận xét:

  1. Nhân dịp "Kỷ niệm 70 năm Ngoại giao CM VN",
    Chúc Nhà NG lão thành - bạn Hoàng Như Lý Sức khỏe & Mọi sự tốt lành.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn Trung Hải luôn đông hành trên từng cây số.

      Xóa
  2. Bài viết mang tính chất tổng kết của cụ ngắn gọn nhưng nói được cái cần nói, và những điều không/chưa cần nói thì cũng gợi mở để người đọc suy nghĩ. Cơ bản là đánh giá đúng những thành tự lớn nhất mà ngành NG nước ta đã đạt được trong 70 năm qua.Riêng việc đánh giá các sếp của mình qua hơn 40 năm trong nghề ngoại giao là cực khó, vậy mà Công Lý vẫn giải quyết thỏa đáng và khá thuyết phục . Đúng là nhà ngoại giao chuyên nghiệp ! Bái phục !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn một vấn đề nữa vì ngại quá dài nên mình chưa viết được ,đó là " bí quyết thành công của một nha NG , một Đại sư" mình sẽ viết tiếp, cám ơn Trung đã có sự chia sẻ và khích lệ . Chuyên 70 năm làm nghề chắc mình sẽ cố găng ghi lại qua hinh thức hồi ký , nhưng để làm được không phải dễ, thế nào cũng phải làm thôi.

      Xóa
  3. Với phong thái của nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu luôn điềm tĩnh, sâu sắc, bạn Công Lỹ làng ta đã mạnh dạn"nhìn lại"cả chặng đường dài 70 năm ngành ngoại giao với tư duy độc lập, thẳng thắn mang tính khách quan khoa học. Tôi đồng tính với những đánh giá ,suy tư của bạn mặc dù còn nhiều vđ cần làm rõ thêm. Dưới đây xin phép đặt ra một câu hỏi vẫn đeo bám tôi lâu nay: Trong cuộc chiến 1979 với TQ, chúng ta có bị bất ngờ về chiến lược không? nếu có thì tại sao? lỗi tại ai? Dĩ nhiên cả hệ thống an ninh QG chịu trách nhiệm nhưng bên Ngoại giao chẳng lẽ vô can? Câu hỏi này cần được đặt ra và giải quyết đến cùng để từ nay trở đi đất nước sẽ không bao giờ" bị bất ngờ chiến lược " như lời tuyên bố của Tướng Lịch -chủ nhiệm TCCT. Mong được trao đổi cho ..vui tuổi già!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây là một vấn đề còn chưa thực sự được giải đáp còn nhiều tranh cãi. Theo cá nhân tôi việc TQ gây chiến tranh năm 79 là một hạnh đông chiến lươc , điều này khã rõ , vậy ta co bị " bất ngờ chiến lược " không ? vấn đề phức tạp phải đặt vào bối cảnh lúc đó , nói là ta hoan toàn " bất ngờ" thì cũng không hoàn toàn đung , nhưng bài học rút ra là ta đã không đánh giá đúng và sâu về phản ưng và ý đồ chiến lược của TQ, thực ra trước ngày xảy ra cuộc chiên 79 TQ đã có nhiều đấu hiệu cho thấy họ săp phải có một bước đi chiên lươc mà mũi nhọn là nhăm vào ta nhưng mục tiêu chiến lược là giành lại vị trí chiến lươc bị mất đi ở ĐNA sau thăng lơi 75 cua ta va trước việc bị mất con bài chiên lược CPC. Sai lầm về phia ta là rõ ,đó là tư tưởng chủ quan, phàn nào đó là " kiêu căng", hiếu thắng" từ đó dẫn đến thiếu thận trọng, thiếu tỉnh táo trong hành động. Trước khi xảy ra sự kiện 1979 SQ ta ở BK đã có nhiều báo cáo về hành đông quân sự quy mô lơn của TQ sắp diễn ra ở vung biên giơi, lúc đó tôi công tác ở SQ và đã châp but cho anh Trân Trung Đai biện làm điện gửi về thông báo về khả năng TQ đánh ta , nhưng ở nhà tất nhiên là Bô NG và câp cao nhất cho là TQ chưa thể có hành đông dó, kết quả lịch sử đã chưng minh rồi , nhưng trong cuộc chiên ấy ta không hoàn toàn bất ngơ và thiệt hại không nhiều , TQ thiệt hại lớn về vật chất , thất bại lớn là họ bôc lộ bộ mạt thật câu kết với đế quốc và xâm lược VN nước lang giềng. v/đ phức tạp không thể nói hết ở đây được , ý kiến cá nhân thôi , dù sao cũng hoan nghênh bạn và mong thông cảm.

      Xóa