Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

MỖI NGÀY MỘT CHUYỆN

  NHỮNG NGƯỜI  KHỐN KHỔ

                    Đây không phải là câu chuyện " Những người khốn khổ" của Đại văn hào Pháp  Vich-to  Huy-go  mà là câu chuyện xảy ra ở ngay Việt Nam . Trong cuộc sống hàng ngày có những con người bạn có thể đã găp hoặc có thể bạn chưa bao giờ găp , nhưng nghe câu chuyện của họ thì ta không thể nào không thốt lên một câu : " Những người khốn khổ". Vâng ,  những người khốn khổ ấy,  họ là ai ?

           Chuyện xảy ra đã vài năm trước, người tôi muốn kể ra trong câu chuyện giờ đã chẳng còn trên cõi đời này nữa, nhưng những con người đại loại cũng "khốn khổ" như họ thì vẫn còn đày rãy trong xã hội  mà ta đang sống.

           Thành phố Sài Gòn "hoa lệ", hàng ngày có biết bao người đã đi trên con đường mang tên " Đồng Khởi", một con đường đẹp và náo nhiệt dẫn từ Nhà thờ Đức Bà đến  Nhà hát thành phố,   nhưng không mấy người để ý đến hai người đàn ông áo rách nón mê tay cầm chiếc bát mẻ lê lết bên vỉa hè để xin mọi người qua lại bố thí cho miếng cơm, đồng tiền để sống qua ngày. Người qua đường không ai đoái hoài, không dám đến gần họ vì nghe nói đó là hai nạn nhân của tệ nan ma túy và họ đã mang trong mình mầm bệnh AIDS và đã đến giai đoạn cuối chỉ còn chờ chết.  Chẳng có tổ chức nào quan tâm , không một bệnh viện nào nhận chữa trị cho họ trong khi vẫn có từng đoàn xe trống rong cờ mở với khẩu hiệu đỏ chóe  đập vào mắt mọi ngươi "Hãy giúp đỡ những ngươi nhiễm HIV" rầm rộ chay qua con đường này để tuyên truyền cho chiến dịch phòng chống căn bệnh thế kỷ mà thành phố đã phát động.
            Một ngày kia có một thanh niên từ dưới quê lên tìm việc ở thành phố, đi qua con đường này bắt găp cảnh tượng hai người đàn ông xin ăn đã dừng lại, anh dành cái bánh mỳ mới mua chuẩn bị ăn cho qua cơn đói chia đều cho hai người  ăn xin, thấy họ vồ lấy nhai ngấu nghiến anh nghĩ chắc họ còn đói hơn mình. Trong lúc ngồi nhìn họ ăn anh lân la hỏi chuyện. Người đàn ông thều thào : " từ ngày tôi nằm đây chỉ thấy người ta đuổi như đuổi tà có mấy ai để ý hỏi han gì đâu, hôm nay may sao được chú cho ăn lại còn hỏi chuyện nữa , tôi biết là mình chẳng còn sống được bao lâu nữa, cám ơn chú" ,nói rồi nước mắt ông ràn rụa. Qua câu chuyện ông kể, người thanh niên mới võ lẽ, thực ra 2 con người này rời quê  Nam Định vào đây kiếm sống, đã làm đủ nghề bán ve chai rồi tậu được xe máy chạy xe ôm cũng tạm qua ngày, không ngờ họ lại sa vào vũng bùn ma túy để không sao rut chân ra được rồi mắc căn bệnh vô phương cứu chữa, họ chẳng có tiền để mà đi chữa chạy và cũng không có tiền để thuê phòng trọ họ chỉ còn cách ra đứng đường xin ăn qua ngày chờ chết.
          Nghe câu chuyện của họ chàng thanh niên thật đau lòng, hàng ngày anh vùa đi làm thuê kiếm tiền sinh sống vưa tìm cách giúp đỡ cho họ được miếng cơm qua ngày, cảnh tượng ấy khu phố , người qua lại đều biết nhưng chẳng mấy người quan tâm.  Nhiều ngày sau ,một buổi chiều đi làm thuê về người thanh niên chạy đến đưa thức ăn cho họ thì chỉ còn thấy cả hai người đã hồn lìa khỏi xác để lên thiên đường rồi. Ngậm ngùi thương xót vô hạn, người thanh niên chỉ còn biết đi báo cho khu phố. Khi đưa một trong hai người đàn ông lên xe chở ra nghĩa đia, người thanh niên tình cờ thấy trong túi áo của ông ta có một mảnh giấy ghi nhiều dòng chữ, anh thanh niên mở ra đọc thì mới hay đó là mấy lời thơ nhắn nhủ lại hậu thế :

                             Khi tôi chết xin đừng nhỏ lệ
                             Mà nhớ tôi với đoạn ngắn thơ thôi
                             Chết là trở lại với tinh thể của sao trời
                             Trả trái đất những gì vay mượn trước
                             Chào những khách bộ hành xuôi ngược
                             Tôi đến ga đời trả lại vé quê hương.

         Họ đã lên thiên đường với một thể xác bệnh tật nhưng tâm hồn thì thanh thản lạ kỳ. Câu chuyện của họ thật đắng lòng, để lai cho hậu thế bao điều trăn trở, suy tư. Trên đời này, xung quanh ta còn biết bao con người "khốn khổ", hãy làm điều gì đó để bớt đi " NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ ".

                                                                                                       30/10/2014
                                                                                            Công Lý  Theo phóng sự của Vân Anh

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Phần II

                ĐẾN HẸN LẠI ....GẶP

        Cuộc đời là một dòng sông, dòng sông đời tôi đã chảy được 74 năm, đã đến khuc cuối, nhiều khi tư lự, thấy buồn và buông tiếng thở dài những lúc ấy tôi luôn tìm đến bạn bè để chia sẻ cà niềm vui và nỗi buồn.
       Khối lớp 5 Lư-Quế chúng ta nhiều bạn sinh vào năm 1941 tuổi Tân Tỵ, cầm tinh con rắn, tôi cũng là một trong số đó. Tôi sinh vào ngày  16 tháng 10, một ngày  giữa mùa thu và đó là một ngày đáng nhớ trong đời. Đến dịp kỷ niệm ngày sinh năm nay, Bà xã tôi gợi ý mời các bạn trong lớp cùng sinh năm 1941 đến nhà vui chung, đúng ra  cuộc hội ngộ đó sẽ diễn ra tai nhà vườn như mấy năm trước " đến hẹn lại lên ", nhưng do lý do khách quan nên chung tôi rời về  ngôi nhà  ở ngõ 106 Hoang Quốc Việt vào sang 19/10 và đành " ĐẾN HẸN LẠI ... GẶP "
       Sáng nay trời thu nắng đẹp Vợ chông tôi đã vui mừng đón các bạn trong lớp dến vui chung nhân ngày sinh . Do báo gấp nên một số bạn có việc đột xuất đã không đên đươc, Trung Hải ,Khoa Phi, Thế Long gặp tôi báo bận rất tiếc không  ghé chơi đươc, Hữu Hung đến phut cuôi gọi điên cho tôi mấy lân tỏ ý rất tiêc nuối vì bân việc  gia đình " bất khả kháng" nên vắng măt, Bang trưởng Lệ Thủy gọi điên cáo lỗi vì chân đau nặng, Minh Kim Thanh Mai Tiến Hoan , Ngọc Trâm cũng thông báo tỏ ý nuối tiếc không ghé thăm đươc. Nhưng còn nhiều bạn khác đã đến và cuộc hội ngộ diễn ra đông vui ngay bên dưới dàn hoa bên thềm nhà chung tôi. Dẫn đầu "phái đoàn" là hai  phó mõ Ngô Hiệu và Nữ Hiếu, các bạn nam có Hân, K Lân, Phạm Kiên, Cát Hồ, Phạm Phu ,Trần Chính ,Trường Hạo,  Bạn Đỗ Bảo phút chót mới gọi điện cho tôi hỏi đường đến nhà và tới nơi là nhảy vào tán gẫu ngay làm sôi đông bàu không khí đầm âm va gần gũi của Be bạn Cu Lơ, các bạn nữ còn có Nguyệt Ánh, Tuyết Minh, Thanh Bình, chị Trân và em Hà, vui mừng hơn nữa là Vợ chông Kính-Giang lớp 3 cũng đã có mặt kịp thời để chúc mưng năm sinh của nhiêu anh, chị khối 5. Bữa ăn đậm tình nghĩa bạn bè, món ăn đậm phong cách dân tộc , ngoài tài  nấu nướng của đầu bếp kiêm bà chủ Hông Liên với các món ăn hết sức dân dã bánh đúc, lòng heo, miên lươn ra còn có thêm món bánh bột lọc nhân tôm của Nguyệt Ánh, bánh rán của chi Trân mang đến. Trong không khí đậm tình Cu lờ, mọi người nâng cốc chúc mừng ngày vui của chị em- ngày thành lập hôi phụ nữ 20/10 và ngày vui của nhiều bạn trong khối 5.
     Trong bữa ăn mọi người chuyện trò rôm rả, ôn lại những kỷ niện thuơ ấu thơ dưới mái trừng Dục Tài Lư sơn-Quế Lâm, câu chuyện gần gũi, thoải mái kéo dai đến tân buổi chiều, mọi người bùi ngùi chia tay và hẹn gặp lại nhau vào dịp kỷ niêm thành lập trường vào tháng 11 tới.
      Chia tay các ban, vợ chồng chung tôi chân thành cám ơn các bạn đã bớt chút thời gian đến với chung tôi để cùng chia sẻ niêm vui của những người bạn thân thiết  Lư-Quế thuở nào.
      Viết đến đây tôi chợt nhơ mấy câu của Trinh Công Sơn viết về ngày sinh nhật  :

                                Mừng sinh nhật ta lần thứ bao nhiêu
                                Bao nhiêu sinh nhật cũng không nhiều
                                Này bè bạn ơi hãy vui theo
                                Bao nhiêu sinh nhật cũng chia đều.

                  (   TCS :" Mừng sinh nhật'" ,  CL mạn phép tác giả  sửa vài chữ cho phù hợp )

                                                         Công Lý tường trình , tối 19/10/1941

NGOẢNH NHÌN CUỘC ĐỜI


                           Phần I :  NHƯ MỘT TIẾNG THỞ DÀI

                   Tôi thấy mình  như một chàng trai trẻ đang "cưỡi" trên một chiếc xe đạp  băng qua những cánh đồng, băng qua sông suối, giữa trời nắng chang chang, lên đến đỉnh một ngọn đèo tôi dừng lại giữa tiếng hò reo tán thưởng vang dội, tôi mỉm cười trước sự kỳ ảo của sức trẻ, ở phía xa bên ngọn đồi kia có ai đó đang chờ đợi tôi, viễn cảnh của một cuộc hội ngộ đày lý thú đang vẫy gọi tôi, tôi lại lấy hết sức lực trai trẻ để dấn tới chinh phục ngọn đồi kế tiếp, bông nhiên xe tôi vấp phải một hòn đá trên đường ,khựng lại ...tôi tỉnh giấc, hóa ra là một giấc chiêm bao.  Đêm sắp qua, thu chớm đông sang, trời xe lạnh , tôi ngồi dậy vươn vai, toàn thân ê ẩm đau nhức sau một giấc ngủ say đày mộng mỵ , lúc này bên tai tôi nghe vẳng mấy câu trong bài  " PHÔI PHA" của  Trịnh Công Sơn  :

                          Ôi phù du
                          Từng tuổi xuân đã già
                          Một ngày kia đến bờ
                          Đời người như gió qua ..

                Trở về với thực tai, vậy là mình đã trải qua bảy mươi tư mùa xuân, đời người đúng là như một làn gió thoảng qua, giờ ta chỉ không biết ngày nào đó sẽ " đến bờ". Mình  đã già thật rồi, đang sống nhưng ngày tàn chứ đâu có được sức khỏe như chàng trai trong cơn mơ kia. Ngoảnh lại nhin cuộc đời  thăng trầm,  nếm đủ đắng cay ,ngọt bùi , thất bại và thành công. Ta phải thầm cám ơn cha mẹ đã sinh ra ta nuôi dạy ta khôn lớn nên người, cám ơn đời  đã dành cho ta bao ưu ái. Ta như con thuyền thuận buồm suôi gió, 40 năm ta đã trưởng thành từ cậu bé ngây ngô  với cuộc sống vô tư cùng bè bạn bên dòng sông Ly thuở nào trở thành một con người chững chạc trong ngiệp Ngoại giao, bôn ba 4 biên 5 châu ,dù chẳng làm nên công trạng gì ta cũng  tự hào vi đã hiến cho đời chút sức lực và trí tuệ nhỏ nhoi của mình. Chìa khóa của sự thành công nhỏ bé ấy chỉ là sự CẦN CÙ và GẮNG HỌC HỎI, và ẩn hiện đằng sau luôn là bóng dáng của người phụ nữ ,người bạn đời đã chung lưng đấu cật đi cùng ta suốt chặng đương gian nan đày chông gai và thử thách.  Nghĩ lại chặng đường đã qua, chợt giật mình :
                        Bao nhiêu năm làm kiếp con người
                        Chợt một ngày tóc trắng như vôi
                        Lá úa trên cao rụng đày
                        Cho trăm năm ....
            Đời người ngắn ngủi mấy ai trường thọ đến trăm năm ,rồi ai cũng phải "về cõi xa xăm " để " làm áng mây trôi " . Vậy là mình cũng đã qua thời đỉnh cao và bắt đầu xuông dốc, đúng là :

                        Những hẹn hò từ nay khép lại
                        Thân nhẹ nhàng như bay              
                        Chút nắng vàng giờ đây cũng vội
                        Khép lại từng đêm vui                     ( TCS : Như một lời chia tay)

           Thôi thế là tất cả rồi sẽ qua đi, bao nhiêu  danh lợi, được mất rồi cũng sẽ qua đi, " chén rượu cay, một đời ta uông hoài" nay :
                       Tiếng thì thầm từng đêm nhớ lại
                       Ngỡ chỉ là cơn say

            Ngày sinh lân thứ 74, đêm nay quanh ta :
                    Chỉ còn mùi hoa sữa nồng nàn
                    Trong căn phòng nhỏ
                    Đêm cuối thu
                    Trăng lặn mờ sương   ( PQ Im lặng đên Hà Nội )

           Tôi viết những dòng này " Như một tiếng thở dài" chỉ để chía sẻ cùng bạn bè với một tâm nguyện :

                    Và riêng tôi xin có một ngày
                    Ngồi thong dong trao đến mọi người
                    Chút tình tôi.

                                                                                             Đêm 18/10/2014
-------------------------------------------------------------------------------------------
    Phần II  sẽ được viết tiếp sau buổi găp mặt chung vui với bè ban QL sang 19/10.

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

HÀ NÔI , 60 NĂM, MỘT CHẶNG ĐƯỜNG


                                             HÀ NỘI TRONG MẮT AI

                                    "  Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời
                                       Hàng cỏ ngát hương sen hoa Thủ đô
                                       Đường lộng gió thênh thang năm cửa ô
                                       Nghe tiếng cười không quên niềm thương đau "      

       
          Một sớm mùa thu, vừa tỉnh dậy tôi đã nghe văng vẳng đâu đó bài hát " Hà Nôi  niềm tin và Hy vọng " và nghe thấy cả tiếng cười của những cô cậu học sinh  đạp xe lướt đi trên phố phường của Thủ đô để tới trường , nhìn lên tờ lịch  tôi mới biết hôm nay là ngày 10 thang 10, ngày Giải phóng Thủ đô.
               Thời gian thấm thoát thoi đưa, một chớp mắt đã 60 năm trôi qua. Ngày Hà Nôi được  giải phóng sau  "  Chín năm làm một Điện Biên " tôi mới13 tuổi  đang cùng các bạn đồng trang lứa học tập và vui chơi bên dòng  Ly giang Xứ Người. Nhưng tôi đã biết Hà Nội từ trước đó , đơn giản vì " Nơi tôi sinh Hà Nội, ngày tôi sinh một ngày bỏng cháy ", 16/10/1941 ,  " Ngõ nhỏ phố nhỏ , nhà tôi ở đó", 38 phố Quán Sứ. Năm lên 5 tuổi tôi cùng Cha Mẹ anh chị em tản cư ra vùng kháng chiên Tuyên Quang, còn nhỏ nên tôi chẳng nhớ gì nhiều, nhưng hình ảnh  từng nhóm người đua nhau chèo thuyền trên Hồ Gươm thì vẫn lưu lại trong trí nhớ của tôi. Mãi hè năm 1957 Hà Nội giải phóng được 3 năm tôi và các bạn mới trở về Hà Nôi. Tôi không bao giơ quên ngày đó chính Cha tôi đã ra ga đón tôi rồi đèo tôi trên chiếc xe Mobilet đã cũ dạo quanh  Hồ Gươm và phố phường Hà Nôi rồi về ngôi nhà 100 phố Phó Đức Chính gần Hồ Tây ,đó là nơi ở của gia đình tôi từ ngày đó cho tới khi phải sơ tán khỏi HN những năm chiên tranh chống Mỹ 1964.
   
Hà Nôi thời Xe điện
        Đã 60 năm , Hà Nôi đã có biết bao đổi thay , từ một thành phố chỉ vài vạn dân nay đã  ngót nghét 6 triệu người, bao công trình mới, bao nhiêu tòa cao ốc đã mọc lên, bao nhiêu con đường mới được mở ra. " Hà Nội trong mắt ai ?" thì không biết thế nào, nhưng Hà Nôi trong mắt tôi thì vẫn một dáng thân quen dù có thay đổi bao nhiêu nữa.  Sự đổi thay của Hà Nội đã có lúc làm cho cả những " người nghệ sỹ lang thang hòai trên phố , bỗng thấy mình không nhớ nổi tên một con đường " ( Em ơi Hà Nội Phố), nhưng tôi thì không, tôi vẫn nhớ tên từng con phố, phố Tràng Tiền chạy thăng đên Nhà hat lớn, ,phố Đinh Tiên Hoàng ven Hồ Gươm, phố Hàng Trống nổi tiếng với hiệu kem " bốn mùa" , phố Hàng Than với hiệu bánh cốm Nguyên Ninh, phố Chả cá nổi danh  ,rồi Hang Ngang, Hàng Đào con phố tơ lụa với những cô bán hàng " mắt sắc như dao"  và  nụ cười luôn hẻ nở trên những cặp môi " hồng như san hô", không thể không nhắc tới những con phố " Bát đàn", "Lãn Ông " bán đày các vị thuốc "hồi xuân" ' rồi Hàng Mành  mùi bún chả  thơm lừng, phố Tạ Hiện với những nhà hàng bia hơi luôn  chen đày thực khách, phố Hàng Giày thơm mùi chè " Lục tàu xá", phố Hàng Hành với cà phê Nhân nổi danh một thời ....còn nhiều nữa những địa danh  mà tôi không thể kể hết  .
     
        Dù thay đổi thế nào thì Ha Nội vẫn là thành phố luôn giữ chân được nhiều du khách khăp mọi miền, trong ngoài nước. Có thể bạn thich đến với thành phô   Hồ Chí Minh sôi động, ồn ã, nhưng tôi thì không, tôi vẫn thích một Hà Nôi  nơi mà " nằm kề bên nhau  phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu", tôi vẫn thích Hà Nội với Hồ Tây mỗi buổi chiều về " Đàn Sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời". Đáng buồn là thành phố luôn đẹp "trong mắt ai" ấy giờ đây đang mất dần cái vẻ cổ kính và bình lặng vốn có để thay vào đó nhưng kiến trúc kiểu mới lai Tây lai Tàu, mọc lên lộn xôn, ngổn ngang, bao nhiêu khu mới được mở ra nhưng chẳng hề được quy hoạch ,không hài hòa với những kiến trúc xưa người Pháp để lại, Trung tâm hôi nghi quốc gia, Bảo tang Ha Nôi những người dân thường chẳng hiểu gì về kiên trúc đô thi còn thấy xấu  thế mà nhưng người có quyền lực lại lưa chọn cho xây dựng lên để rồi làm méo mó đi cái vẻ đẹp  Tao nhã của Ha Nôi. Bao giờ thì những con phố quanh Hồ  Gươm, chợ Đồng Xuân, Hàng Ngang Hàng Đào mới được trở thành " Khu đi bộ" ? câu hỏi hình như chẳng bao giơ có lời đáp. Người Hà Nội đich thực luôn băn khoăn, đành rằng cuộc sông phải đi lên, thành phố cũng phải luôn vận động đổi thay, nhưng làm sao để giữ mãi được một Ha Nôi đã hằn dấu ấn của lịch sử, để giữ mãi được vẻ đep cổ kính , trang trọng, thanh lịch và nên thơ của một thủ đô "Hào hoa phong nhã " với bề dày nghìn năm văn hiến.
              Trong nỗi bức xúc và những suy tư về một Ha Nôi đang đổi thay,tôi như  lại nghe thấy những tiếng gọi khẩn thiết ;
               " Trả lại tôi góc phố ngày xưa
                  Trả lại tôi gác nhỏ chiều mưa ..." (  Hiu hắt đời nhau )

    Chắc là  sẽ chẳng bao giờ ta  đòi lại được nhưng "góc phố " những " gác nhỏ" ấy nữa , nhưng là những người con của Hà Nội thân thương lẽ nào ta chịu ngồi im, lẽ nào ta chịu để  nhưng con phố của Hà Nội mất đi " Mùi hoa sữa vẫn ngọt ngào đêm đêm " ( Hoa Sữa) ?
 Với tôi, đã 74 mùa thu trôi qua, đã nhiều năm gắn bó với Hà Nội cả trong những ngày khói lửa chiến tranh khốc liệt và cả trong những tháng ngày hoa bình êm đẹp. Đã có những ngày tôi phải chia xa Hà Nội nhưng không bao giờ tôi quên được nhưng kỉ niêm ,nhưng ký ức cả khổ đau, buồn thương lẫn tự hào, hạnh phúc về Hà Nội , thánh phố nơi tôi sinh ra. Bởi thế  :
                    "    Dù có đi bốn phương trời
                        Lòng vẫn nhớ về Hà Nôi.."

         
 Khi phải ở xa Hà Nội, những lúc thấy lòng mình xao xác là tôi lại " vội vã trở về " để :

                                 " Nghe tim mình rưng rưng trong nước hồ thu " ( Ph.Quang )

                                                                                        Sáng 10/10/1914, Công Lý

Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

MỜI TÁI NGỘ TẠI NHÀ VƯỜN


                                             LÊN ĐÂY LẦN NỮA , BẠN ƠI !

                            " Hoa vẫn hồng trước sân nhà tôi
                             Chim vẫn hót sau vườn nhà tôi.."  (1)
                             Vườn rau ao cá..thế thôi
                              Mà chơi vẫn thích , mà đời vẫn tươi
                              Lâu rồi, bạn chẳng ghé chơi
                              Để vườn vắng lặng, để tôi bồn chồn
                              Vẫn chờ, vẫn đợi vẫn trông
                              Vẫn mong gặp lại rượu nồng men say
                              Dẫu chẳng mâm cao cỗ đày
                              Cũng  là Bánh đúc, rau đay, muối vừng
                              Cu lờ tay bắt mặt mừng
                              Hẹn ngày tái ngộ ( 19/10) ...ta cùng chung vui
                              Lên đây lần nữa, Bạn ơi !

          Vâng , vườn nhà chúng tôi vẫn cỏ cây xanh tốt, nhà sàn mái ngói rêu phong đã được  tu bổ, cá vẫn quẫy dưới ao, hoa vẫn nở bên đường đi lối vào... Nơi đây chúng ta đã từng hội ngộ, nhưng cũng hơi lâu rồi vắng bóng các bạn LƯ_QUẾ  ghé thăm..
          Những ngày cuối thu, trời xanh mây trắng nắng vàng, không gian thoáng đãng mát mẻ.. quả là thời khắc lý tưởng cho cuộc tái ngộ của chúng ta vào giữa thang 10 này . Tôi sinh vào cuối thu, giữa tháng 10 ngày 16 , có thể nhiều bạn trong khối 5 , đặc biệt 5A có thể không sinh vào thang 10 nhưng chắc chắn là cùng năm 1941, cùng tuổi TÂN TỴ, vậy chung ta hãy tái ngộ thêm một lần tại nhà vườn của LÝ-LIÊN tai xã Cổ Đông Sơn Tây nay cũng năm trong phạm vi Ha Nội rồi, để cùng mừng sinh nhật và quan trọng hơn là gặp nhau để hàn huyên rồi cùng nâng chén men say, tuy chẳng phải là mâm cao cỗ đày, nhưng chúng tôi vẫn có cây nhà lá vườn,  đâu chỉ  bánh đúc, khoai lang, rau sạch  hái trong vườn nhà, mà còn có cả thịt lợn sạch tự nuôi, nồi cháo lòng bôc hơi nghi ngút. toàn là những thứ dân dã nhưng đảm bảo sạch 100%... và trên tất cả là TẤM LÒNG mong nhớ bạn bè luôn dâng trào trong lòng chúng tôi.

    Vậy  HÃY LÊN ĐÂY LẦN NỮA, BAN ƠI !

         Chung tôi chờ đón các bạn , những người bạn thường xuyên gặp nhau của lớp 5  Lư-Quế, dù là ở Bắc hay Nam, Sài Gon ra càng hoan nghênh, xin rủ thêm mấy "em" ở khối 3 mà chúng tôi cũng rất quý mến , mời cả chi Trân , em Hà nữa.  Đường hơi xa nhưng không khó đi, các bạn đa phần còn khỏe cả, mong là lên với chúng tôi cho đông vui, thơi gian :  11 giơ sáng ngày Chủ nhật, 19/10/2014.
      Kính nhờ các bạn Ngô Hiệu, Nữ Hiếu gom quân và thu xếp phương tiện đi lại. Nhở trưởng Mõ Quang Trung, Phó Mõ Trung Hải loan tin dùm..  LÝ- LIÊN xin chân thành cám ơn trước.

                                                                                                       Công Lý 5/10/2014
-----------------------------------------------------------------
(1)  Lời bài hát " Giọt nắng bên thềm " của NS Thanh Tùng.