Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013
THƠ ĐƯA VÀO SÁCH
CHÙM THƠ VIẾT VỀ CUỘC ĐỜI
Bài 1
VỊNH HOA CÚC
( Biểu tượng của THẠCH QUÂN)
Cúc vàng hai đóa xinh xinh
Thêu trên màu biếc bóng mình bóng ta
Cầm tay suốt chặng đường xa
Rưng rưng giọt lệ khóc nhòa hoàng hôn.
( Quang Trung đề tặng )
Bảy mươi năm thọ trần gian
Vẫn màu hoa ấy có tàn đâu em
Tuổi già xanh, một trái tim
Bảy mươi xuân vẫn có mình có ta.
( Công Lý tiếp vần) 16/10/2011
Bài 2 NỖI NHỚ
Ngày thu một thoáng heo may
Nghe thời gian đọng chiều say nắng vàng
Se se gió gọi mùa sang
Miên man nỗi nhớ ngập tràn hồn ta
Ngỡ như người đã đi xa
Bóng hình kia đã nhạt nhòa khói sương
Đâu hay còn mãi nhớ thương
Đâu hay còn mãi vấn vương một đời
Thu đi lá có còn rơi
Chiều tàn nắng úa ta ngồi nhớ ai ?
ĐÊM NAY
Đêm nay trăng lặn mờ sương
Người đi đi mãi dặm trường xa xôi
Cô đơn chỉ một mình tôi
Rượu nồng nhấp chén lòng chơi vơi buồn
Một trời đêm vắng mênh mông
Một hồn thơ giữa hư không mơ màng.
Thang 10/ 2012
Bài 3 BỖNG DƯNG
Đôi khi buồn đến tái tê
Bỗng dưng lại muốn trôi về tuổi thơ
Đôi khi vui đến bất ngờ
Bỗng dưng nhớ buổi hẹn hò hôm nao
Đôi khi lòng thấy xôn xao
Bỗng dưng lại nhớ chiều nào vắng em
Đôi khi trò chuyện cùng đêm
Bỗng dưng nghe nặng nỗi niềm đày vơi
Đôi khi nghe một tiếng cười
Bỗng dưng lòng chợt bùi ngùi xót xa.
Mùa đông 2012
Bài 4 NGẪU HỨNG SÔNG CẦU
(Họa thơ Hồng Quang)
Sông Cầu nước chảy lơ thơ
Con sông như thực như mơ bồng bềnh
Êm trôi dòng nước lung linh
Nghe câu quan họ nghĩa tình thiết tha
Sông Cầu vẫn chảy về xa
Người ơi, người ở cùng ta đừng về
Bồn chồn dạo bước đường quê
Bóng tre xanh mát trưa hè nao nao
Bến đò xưa khúc sông sâu
Nào ai có đợi ai đâu, hỡi người./
Bên Sông Cầu, tháng 10/2011
Xin tùy ban Biên tập lựa chọn.
Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013
TỰ CHUYỆN
(Bài đăng vào sách của lớp)
TIA CHỚP CỦA SỐ PHẬN
Tôi sinh ngay 16 tháng 10 năm 1941 tai một nhà hộ sinh trên con phố Quán Sứ của Ha Nội. Cha Mẹ tôi đều là người gốc Huế. Năm 1933 cha tôi Hoàng Như Tiếp tốt nghiệp khóa đầu tiên tại khoa Kiến trúc của trương Mỹ thuật Đông dương, ông đưa gia đình ra Ha nôi sinh sống. Ra trường ông mở xưởng vẽ tư nhân cộng tác với KTS Nguyễn cao Luyện và họa sỹ Tô ngọc Vân. cuộc sống của gia đình tôi lúc đó rất khá giả, tôi được một vú em chăm sóc. Năm 1946, khi tôi lên 5 tuổi thì cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, là một trí thức nhưng cha tôi đã nghe theo lời Bác gọi đưa cả gia đinh ra kháng chiến. Gia đình tôi định cư ở huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang. Những năm từ 1947 tới 1952 tôi sống cùng Mẹ, chi, em gái tại đó, tôi phụ giúp mẹ tăng gia, cuốc đất trồng khoai, cuộc sống tuy vất vả nhưng cũng tạm đủ ăn. Tôi vẫn được cắp sách tới trừơng làng, học đến hết lớp 4. Bố tôi làm việc tại An toàn khu ( ATK ), chính ông là người đã thiết kế khu hội trường và nhà ở cho các đại biểu cả nước về dự Đai hội Đảng toàn quốc lần thư 2 tai Việt Bắc, công trình này được Bác Hồ giao phó, khi hoàn thành Bác đã rất ngợi khen và Cha tôi được đặc cách mời tham dự Đai hội .
Cuối năm 1953, một hôm bất ngờ cha tôi ghé về thăm nhà và nói với Mẹ tôi là Bác Hồ và Trung ương đảng chọn một số con em cán bộ cách mang và trí thức theo Kháng chiên gửi sang bên TQ để hoc tập sau này làm việc cho đất nước khi kháng chiến thắng lợi. Cha tôi muốn cho người chị gái hơn tôi một tuổi đi, nhưng cả mẹ và chị đều không muốn con gái phải xa mẹ, thế là tôi được chọn thay. Một tuần sau đó một chú cán bô tên là Lễ đưa xe đạp đến đèo tôi lên khu ATK. Khi chia tay Mẹ chị và 2 em tôi đã buồn đến rơi nước mắt và không muốn xa gia đình. Tôi theo chú ghé qua khu ATK nhưng không gặp cha tôi, ở đó một ngày rồi hai chú cháu lên đường qua Thái Nguyên lên Lạng Sơn. Đường đi đày khó khăn trắc trở, chú Lễ thật vất vả còn tôi thì ngồi ê cả mông, cuối cùng cũng đến được trạm liên lạc ở ngay sát biên giơi . Tôi ở đó vài hôm rồi cùng một nhóm các ban khác đi bộ qua biên giới Muc Nam quan rôi lên xe ô tô đi tiếp. Khi qua biên giới tôi cũng không biết, lúc đó chỉ nhặt được vỏ bao thuốc lá "Đại Tiền môn" thi biết là đã sang đất Trung Quôc. Từ Bằng Tường tôi lên xe ô tô mui bịt kín lên Nam Ninh rồi đi xe lửa lên Quế Lâm. Tới ga Quế Lâm bọn tôi lại phải chui vào xa tải GMC bịt kín chạy về trường rồi sau đó thế nào tôi không con nhớ nữa, chỉ thấy mệt và buồn. Lúc tôi đến trường thì đã có nhiều bạn rồi không biết là các bạn đó mới tư trong nước sang Quế Lâm hay là từ Lư Sơn chuyển về. Tôi được phân vào lớp 5 A, khi chụp ảnh 3 người, tôi đứng giữa, hai bên là bạn Hông Sỹ và Tiến Nguyên (Bức ảnh này đã bị thất lạc khi tôi đi sơ tán trong thời gian Mỹ ném bom Hà Nội ),thật đang buồn là 2 người bạn đó có rất nhiều kỷ niêm với tôi lại đều đã vội vàng ra đi. Ở trường Quế Lâm tôi thuôc loại trò ngoan, không nghịch ngợm, tính hơi nhát và ngô nghê chẳng biết gi ngoài chuyện học hành. Tôi cũng như nhiều bạn nam rất thích ra chơi và tắm ở sông Ly, nước sông rất xanh, thi thoảng lại thấy một chiếc thuyền lướt nhẹ ,trên thuyền có những chú chim sếu chuyên mổ bắt cá cho chủ thuyền . Đến giờ tôi vẫn còn nhớ mãi cái món cháo trắng ăn với calathau mỗi buổi sáng, hễ có dịp đến Trung Quốc là tôi lại mua một ít calathau đem về ăn và gửi tặng các bạn cùng lớp thời Quế lâm. Kỷ niệm tôi còn nhớ mãi đó là buổi đưa tiễn cô Quế về Nam Ninh tại nhà ga Quế lâm, kỉ niệm đó tôi đã ghi lại trong bài viết về cô giáo thân yêu của lớp 5 chúng mình. Những tháng năm đó để lại nhiều dấu ấn cho cuộc đời mỗi chúng ta sau này. Tôi coi đó như là một "tia chớp của số phận" mình vậy, chuỗi ngày tháng của tuổi thơ ấy là những bước đi chập chững đầu đời tạo nên tính cách con người tôi trong suốt cuộc đời sau này.
Sau khi trở về nước năm 1957 , tôi và nhiều bạn khác theo học cấp ba tại trường Chu văn An . Sau khi tốt nghiệp lớp 10 phổ thông, năm 1961 tôi theo học lớp tiếng trung ở trường ngoại ngữ Gia Lâm, tháng 9 năm 1961 thì sang học tại khoa ngữ văn trương Đại học Bắc Kinh Trung Quốc, cùng học với Ngọc Trâm. Học với nhau một thời gian thì bạn Trâm bị ốm phải trở vè nước, ngày bạn ấy chia tay chúng tôi còn mang hoa đến tặng. Sau 5 năm dùi mài sách vở, học chuyên về hán ngữ và văn học Trung Quốc tôi cứ đinh ninh sẽ về công tác ở viện ngôn ngư chỗ ban Trâm, nhưng không ngờ tháng 11 năm 1966 tôi được Đại Sứ Trần Tử Bình chọn làm phiên dịch cho Sứ quán . Thế là tôi trở thành nhân viên Ngoại giao và bắt đầu cuộc đời đi sứ liên miên, làm cán bộ phiên dịch rồi chuyến sang cán bộ nghiên cứu. Năm 1992 tôi được đề bạt làm Vụ trưởng vụ Trung Quốc của Bộ Ngoại giao, sau đổi thành Vụ Đông Bắc Á . Tôi giữ chức vụ này suốt chục năm sau đó cho tới khi nghỉ hưu năm 2007. Trong 40 năm làm nghề ngoai giao tôi đã 3 lần đi sứ Bắc kinh , làm Tùy viên, rồi Bí thứ 3 , lân sau cùng ở TQ là Tham tán Công sứ (1988-1990 ). Năm 1996 tôi được Nhà nước cử làm Đại Sư Đặc mệnh toàn quyền tai Malaysia trong 4 năm, đến năm 2003 khi làm Vụ trưởng Vụ Đông Bắc Á thì tôi lại được cử sang Đài Loan làm Chủ nhiệm văn phòng Kinh tế Văn hóa của VN ở Đài bắc . Năm 1971 tôi lập gia đình, điều hơi bất ngờ là Vợ tôi Nguyễn Hồng Liên lại có anh trai là Nguyễn Ngọc Tiến học trò lớp 3A Quế Lâm, Anh đã hy sinh cùng mấy người bạn nữa đều là học trò Quế Lâm khối 3, khi đó Anh là phi công lái máy bay trực thăng tham gia chiến đấu chống máy bay Mỹ trên bàu trời Hà Nôi năm 1967.
Hơn 40 năm theo nghiệp Ngoại giao, tôi gần như tập trung toàn bộ sinh lực vào công việc theo dõi, nghiên cứu về đất nước Trung Quôc - người láng giềng khổng lồ ở phía bắc, đất nước mà thuở ấu thơ tôi đã từng sống, ăn học lớn lên rồi làm việc nhiều năm tai đó, tôi cũng là người trực tiếp tham gia vào việc xử lý mối quan hệ VIETNAM-TRUNG HOA đày thăng trầm.Tôi đã dến với nhiều nước trên thế giơi tư Âu sang Á, từ Nga đên Mỹ, Nhật Bản, các nước Đông Nam á, nhưng Trung Quốc vẫn là nơi tôi có nhiều duyên nợ nhất. Tôi đã sống ở đó trong những thời kỳ quan hệ hai nước tốt đẹp nhất, cảm nhận rõ tấm lòng hào hiệp của người dân Trung Quốc mặc dù cuộc sống còn khó khăn vẫn dành một phân cơm áo chi viện cho cuộc chiến chông Mỹ giành độc lập thống nhất của nhân dân Việt nam, tôi cũng tận mắt chứng kiến những phong ba bão táp của cuộc "cách mạnh văn hóa" cướp đi sinh mang hai chục triệu người dân, cuộc đàn áp đẫm máu trên quảng trường Thiên An môn năm 1989, và đã trải qua những tháng ngày căng thẳng khi chính người "đồng chí anh em " này đã đưa 60 vạn quân ồ ạt tấn công các tỉnh biên giới phia bắc của Việt nam tháng 2/1979.
Cuộc đời tôi đã trải qua nhiều cung bậc thăng trầm. Có lúc tôi được ngồi trên ghế cao bên cạnh nhà Vua của nước láng giềng Malaysia khi được Chủ tịch nước trao cho danh hiệu cao quý là Đai sứ, người đại diện tối cao của nhà nước Việt Nam , có khi lại đầu tắt mặt tối cùng những đồng nghiệp miệt mài dich bản tuyên bố của Chính Phủ ta lên án Bành trướng phương bắc đem quuân xâm lấn Việt Nam. Cũng có nhiều dịp tôi được rong chơi thăm thú những thắng cảnh lừng danh cua Paris ,Tokio , Washington nhưng cũng có những đêm dài tôi trằn trọc, âm thầm buồn bã trước nối đau của một cô dâu người Việt bị ngược đãi trên hòn đảo Đài loan khi tôi là người Đại diện của Việt Nam tại đó.
Nhưng trải qua tất cả những thăng trầm, những đảo lộn khó lường trước được đó, tôi vẫn bình thản để đến với tuổi già. Nghỉ hưu rồi, như các cụ xưa vẫn nói : "Vô quan nhất thân khinh " (Không còn quan chức, một đời nhẹ tênh).Sau những ngày tháng cần mẫn làm việc, nay đã đến lúc " Giải giáp quy điền", tôi luôn cảm nhận đước sự thanh thản, và có đôi chút "mãn nguyện" vì mình đã không làm điều gì hổ thẹn với tổ quốc, với nhân dân . Nay trở về với cuộc sông bình dị tôi cảm thấy thật an lòng. Người xưa đã nói : " Nhân đáo vô cầu, phẩm tự cao " (con người khi đã tới lúc không còn đòi hỏi gì nữa thì phẩm hạnh sẽ trở nên thanh cao ) quả đúng không sai.
Trong cuộc sống, điều đáng sợ nhất không phải là sợ bị mất của cải, tiền bạc, chức tước mà chính là sợ bị mất lòng tin ở cuộc sống, ở vào tuổi "cổ lai hy" điều này càng có ý nghĩ hơn. Cũng như các bạn khác, vào tuổi già rồi tôi luôn yêu quý trân trọng cuộc sống hơn, không phải bởi quỹ thời gian mỗi ngày một ít đi mà bởi chính là niềm tin với cuộc sống .
Như người đời thường nói :
Sống yên vui danh lợi mãi coi thường
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.
Đó cũng chính là tâm nguyện của tôi.
Trong những ký ức về cuộc đời mình, tôi luôn nhớ về một thời thơ ấu, nhớ về mái trường thiếu nhi Quế Lâm. Đó là những ngày tháng đẹp ,trong sáng của tuổi thơ, của tình bạn thắm đẵm nhưng tình cảm thân thiết vô tư. Bây giờ mỗi khi nghĩ về nhưng kỉ niệm đó , nhớ về mái trường xưa ấy tôi như thấy ở đâu đó :
Những hình bóng bạn bè thuở ấy
Sao không bao giờ nhạt phai?
Tình bạn thân thiết hồn nhiên ấy theo chúng tôi đi suốt những năm tháng của cuộc đời, làm sao lại nhạt phai được chứ , sẽ chẳng bao giờ nhạt phai đâu.
Thời gian cứ lặng lẽ qua đi , tôi như đang bồng bềnh trôi trong khúc cuối của dòng sông cuộc đời . Giờ đây trong cuộc sống bình thản này :
" Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
cùng với anh em tìm đến mọi người.."
Tôi sẽ mãi như thế và cùng với các bạn một thời Quế lâm của mình, chúng tôi sẽ sát cánh bên nhau, cùng nhau hát ca để luôn thấy :
".. Tiếng cười rộn rã bay ".
Công Lý tháng 6 năm 2013
VỀ THĂM MÁI TRƯỜNG XƯA
Về thăm trường cũ không em
Dòng sông Ly vẫn êm đềm trôi xuôi.?
Quế Lâm ngày ấy đâu rồi
Còn trong ký ức một thời khó phai
Đi tìm ai, có thấy ai
Những bè bạn tháng năm dài bên nhau
Vẫn màu hoa thắm Trúc đào
Vẫn tình bằng hữu thuở nào ấu thơ
Dòng đời trôi, một giấc mơ
Mái trường xưa giục lời thơ tuôn trào.
Trở về với nỗi ước ao
Quế Lâm trường cũ ấm sao tình người.
Công Lý 25 tháng 8 năm 2010
(Bài đăng vào sách của lớp)
TIA CHỚP CỦA SỐ PHẬN
Tôi sinh ngay 16 tháng 10 năm 1941 tai một nhà hộ sinh trên con phố Quán Sứ của Ha Nội. Cha Mẹ tôi đều là người gốc Huế. Năm 1933 cha tôi Hoàng Như Tiếp tốt nghiệp khóa đầu tiên tại khoa Kiến trúc của trương Mỹ thuật Đông dương, ông đưa gia đình ra Ha nôi sinh sống. Ra trường ông mở xưởng vẽ tư nhân cộng tác với KTS Nguyễn cao Luyện và họa sỹ Tô ngọc Vân. cuộc sống của gia đình tôi lúc đó rất khá giả, tôi được một vú em chăm sóc. Năm 1946, khi tôi lên 5 tuổi thì cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, là một trí thức nhưng cha tôi đã nghe theo lời Bác gọi đưa cả gia đinh ra kháng chiến. Gia đình tôi định cư ở huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang. Những năm từ 1947 tới 1952 tôi sống cùng Mẹ, chi, em gái tại đó, tôi phụ giúp mẹ tăng gia, cuốc đất trồng khoai, cuộc sống tuy vất vả nhưng cũng tạm đủ ăn. Tôi vẫn được cắp sách tới trừơng làng, học đến hết lớp 4. Bố tôi làm việc tại An toàn khu ( ATK ), chính ông là người đã thiết kế khu hội trường và nhà ở cho các đại biểu cả nước về dự Đai hội Đảng toàn quốc lần thư 2 tai Việt Bắc, công trình này được Bác Hồ giao phó, khi hoàn thành Bác đã rất ngợi khen và Cha tôi được đặc cách mời tham dự Đai hội .
Cuối năm 1953, một hôm bất ngờ cha tôi ghé về thăm nhà và nói với Mẹ tôi là Bác Hồ và Trung ương đảng chọn một số con em cán bộ cách mang và trí thức theo Kháng chiên gửi sang bên TQ để hoc tập sau này làm việc cho đất nước khi kháng chiến thắng lợi. Cha tôi muốn cho người chị gái hơn tôi một tuổi đi, nhưng cả mẹ và chị đều không muốn con gái phải xa mẹ, thế là tôi được chọn thay. Một tuần sau đó một chú cán bô tên là Lễ đưa xe đạp đến đèo tôi lên khu ATK. Khi chia tay Mẹ chị và 2 em tôi đã buồn đến rơi nước mắt và không muốn xa gia đình. Tôi theo chú ghé qua khu ATK nhưng không gặp cha tôi, ở đó một ngày rồi hai chú cháu lên đường qua Thái Nguyên lên Lạng Sơn. Đường đi đày khó khăn trắc trở, chú Lễ thật vất vả còn tôi thì ngồi ê cả mông, cuối cùng cũng đến được trạm liên lạc ở ngay sát biên giơi . Tôi ở đó vài hôm rồi cùng một nhóm các ban khác đi bộ qua biên giới Muc Nam quan rôi lên xe ô tô đi tiếp. Khi qua biên giới tôi cũng không biết, lúc đó chỉ nhặt được vỏ bao thuốc lá "Đại Tiền môn" thi biết là đã sang đất Trung Quôc. Từ Bằng Tường tôi lên xe ô tô mui bịt kín lên Nam Ninh rồi đi xe lửa lên Quế Lâm. Tới ga Quế Lâm bọn tôi lại phải chui vào xa tải GMC bịt kín chạy về trường rồi sau đó thế nào tôi không con nhớ nữa, chỉ thấy mệt và buồn. Lúc tôi đến trường thì đã có nhiều bạn rồi không biết là các bạn đó mới tư trong nước sang Quế Lâm hay là từ Lư Sơn chuyển về. Tôi được phân vào lớp 5 A, khi chụp ảnh 3 người, tôi đứng giữa, hai bên là bạn Hông Sỹ và Tiến Nguyên (Bức ảnh này đã bị thất lạc khi tôi đi sơ tán trong thời gian Mỹ ném bom Hà Nội ),thật đang buồn là 2 người bạn đó có rất nhiều kỷ niêm với tôi lại đều đã vội vàng ra đi. Ở trường Quế Lâm tôi thuôc loại trò ngoan, không nghịch ngợm, tính hơi nhát và ngô nghê chẳng biết gi ngoài chuyện học hành. Tôi cũng như nhiều bạn nam rất thích ra chơi và tắm ở sông Ly, nước sông rất xanh, thi thoảng lại thấy một chiếc thuyền lướt nhẹ ,trên thuyền có những chú chim sếu chuyên mổ bắt cá cho chủ thuyền . Đến giờ tôi vẫn còn nhớ mãi cái món cháo trắng ăn với calathau mỗi buổi sáng, hễ có dịp đến Trung Quốc là tôi lại mua một ít calathau đem về ăn và gửi tặng các bạn cùng lớp thời Quế lâm. Kỷ niệm tôi còn nhớ mãi đó là buổi đưa tiễn cô Quế về Nam Ninh tại nhà ga Quế lâm, kỉ niệm đó tôi đã ghi lại trong bài viết về cô giáo thân yêu của lớp 5 chúng mình. Những tháng năm đó để lại nhiều dấu ấn cho cuộc đời mỗi chúng ta sau này. Tôi coi đó như là một "tia chớp của số phận" mình vậy, chuỗi ngày tháng của tuổi thơ ấy là những bước đi chập chững đầu đời tạo nên tính cách con người tôi trong suốt cuộc đời sau này.
Sau khi trở về nước năm 1957 , tôi và nhiều bạn khác theo học cấp ba tại trường Chu văn An . Sau khi tốt nghiệp lớp 10 phổ thông, năm 1961 tôi theo học lớp tiếng trung ở trường ngoại ngữ Gia Lâm, tháng 9 năm 1961 thì sang học tại khoa ngữ văn trương Đại học Bắc Kinh Trung Quốc, cùng học với Ngọc Trâm. Học với nhau một thời gian thì bạn Trâm bị ốm phải trở vè nước, ngày bạn ấy chia tay chúng tôi còn mang hoa đến tặng. Sau 5 năm dùi mài sách vở, học chuyên về hán ngữ và văn học Trung Quốc tôi cứ đinh ninh sẽ về công tác ở viện ngôn ngư chỗ ban Trâm, nhưng không ngờ tháng 11 năm 1966 tôi được Đại Sứ Trần Tử Bình chọn làm phiên dịch cho Sứ quán . Thế là tôi trở thành nhân viên Ngoại giao và bắt đầu cuộc đời đi sứ liên miên, làm cán bộ phiên dịch rồi chuyến sang cán bộ nghiên cứu. Năm 1992 tôi được đề bạt làm Vụ trưởng vụ Trung Quốc của Bộ Ngoại giao, sau đổi thành Vụ Đông Bắc Á . Tôi giữ chức vụ này suốt chục năm sau đó cho tới khi nghỉ hưu năm 2007. Trong 40 năm làm nghề ngoai giao tôi đã 3 lần đi sứ Bắc kinh , làm Tùy viên, rồi Bí thứ 3 , lân sau cùng ở TQ là Tham tán Công sứ (1988-1990 ). Năm 1996 tôi được Nhà nước cử làm Đại Sư Đặc mệnh toàn quyền tai Malaysia trong 4 năm, đến năm 2003 khi làm Vụ trưởng Vụ Đông Bắc Á thì tôi lại được cử sang Đài Loan làm Chủ nhiệm văn phòng Kinh tế Văn hóa của VN ở Đài bắc . Năm 1971 tôi lập gia đình, điều hơi bất ngờ là Vợ tôi Nguyễn Hồng Liên lại có anh trai là Nguyễn Ngọc Tiến học trò lớp 3A Quế Lâm, Anh đã hy sinh cùng mấy người bạn nữa đều là học trò Quế Lâm khối 3, khi đó Anh là phi công lái máy bay trực thăng tham gia chiến đấu chống máy bay Mỹ trên bàu trời Hà Nôi năm 1967.
Hơn 40 năm theo nghiệp Ngoại giao, tôi gần như tập trung toàn bộ sinh lực vào công việc theo dõi, nghiên cứu về đất nước Trung Quôc - người láng giềng khổng lồ ở phía bắc, đất nước mà thuở ấu thơ tôi đã từng sống, ăn học lớn lên rồi làm việc nhiều năm tai đó, tôi cũng là người trực tiếp tham gia vào việc xử lý mối quan hệ VIETNAM-TRUNG HOA đày thăng trầm.Tôi đã dến với nhiều nước trên thế giơi tư Âu sang Á, từ Nga đên Mỹ, Nhật Bản, các nước Đông Nam á, nhưng Trung Quốc vẫn là nơi tôi có nhiều duyên nợ nhất. Tôi đã sống ở đó trong những thời kỳ quan hệ hai nước tốt đẹp nhất, cảm nhận rõ tấm lòng hào hiệp của người dân Trung Quốc mặc dù cuộc sống còn khó khăn vẫn dành một phân cơm áo chi viện cho cuộc chiến chông Mỹ giành độc lập thống nhất của nhân dân Việt nam, tôi cũng tận mắt chứng kiến những phong ba bão táp của cuộc "cách mạnh văn hóa" cướp đi sinh mang hai chục triệu người dân, cuộc đàn áp đẫm máu trên quảng trường Thiên An môn năm 1989, và đã trải qua những tháng ngày căng thẳng khi chính người "đồng chí anh em " này đã đưa 60 vạn quân ồ ạt tấn công các tỉnh biên giới phia bắc của Việt nam tháng 2/1979.
Cuộc đời tôi đã trải qua nhiều cung bậc thăng trầm. Có lúc tôi được ngồi trên ghế cao bên cạnh nhà Vua của nước láng giềng Malaysia khi được Chủ tịch nước trao cho danh hiệu cao quý là Đai sứ, người đại diện tối cao của nhà nước Việt Nam , có khi lại đầu tắt mặt tối cùng những đồng nghiệp miệt mài dich bản tuyên bố của Chính Phủ ta lên án Bành trướng phương bắc đem quuân xâm lấn Việt Nam. Cũng có nhiều dịp tôi được rong chơi thăm thú những thắng cảnh lừng danh cua Paris ,Tokio , Washington nhưng cũng có những đêm dài tôi trằn trọc, âm thầm buồn bã trước nối đau của một cô dâu người Việt bị ngược đãi trên hòn đảo Đài loan khi tôi là người Đại diện của Việt Nam tại đó.
Nhưng trải qua tất cả những thăng trầm, những đảo lộn khó lường trước được đó, tôi vẫn bình thản để đến với tuổi già. Nghỉ hưu rồi, như các cụ xưa vẫn nói : "Vô quan nhất thân khinh " (Không còn quan chức, một đời nhẹ tênh).Sau những ngày tháng cần mẫn làm việc, nay đã đến lúc " Giải giáp quy điền", tôi luôn cảm nhận đước sự thanh thản, và có đôi chút "mãn nguyện" vì mình đã không làm điều gì hổ thẹn với tổ quốc, với nhân dân . Nay trở về với cuộc sông bình dị tôi cảm thấy thật an lòng. Người xưa đã nói : " Nhân đáo vô cầu, phẩm tự cao " (con người khi đã tới lúc không còn đòi hỏi gì nữa thì phẩm hạnh sẽ trở nên thanh cao ) quả đúng không sai.
Trong cuộc sống, điều đáng sợ nhất không phải là sợ bị mất của cải, tiền bạc, chức tước mà chính là sợ bị mất lòng tin ở cuộc sống, ở vào tuổi "cổ lai hy" điều này càng có ý nghĩ hơn. Cũng như các bạn khác, vào tuổi già rồi tôi luôn yêu quý trân trọng cuộc sống hơn, không phải bởi quỹ thời gian mỗi ngày một ít đi mà bởi chính là niềm tin với cuộc sống .
Như người đời thường nói :
Sống yên vui danh lợi mãi coi thường
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.
Đó cũng chính là tâm nguyện của tôi.
Trong những ký ức về cuộc đời mình, tôi luôn nhớ về một thời thơ ấu, nhớ về mái trường thiếu nhi Quế Lâm. Đó là những ngày tháng đẹp ,trong sáng của tuổi thơ, của tình bạn thắm đẵm nhưng tình cảm thân thiết vô tư. Bây giờ mỗi khi nghĩ về nhưng kỉ niệm đó , nhớ về mái trường xưa ấy tôi như thấy ở đâu đó :
Những hình bóng bạn bè thuở ấy
Sao không bao giờ nhạt phai?
Tình bạn thân thiết hồn nhiên ấy theo chúng tôi đi suốt những năm tháng của cuộc đời, làm sao lại nhạt phai được chứ , sẽ chẳng bao giờ nhạt phai đâu.
Thời gian cứ lặng lẽ qua đi , tôi như đang bồng bềnh trôi trong khúc cuối của dòng sông cuộc đời . Giờ đây trong cuộc sống bình thản này :
" Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
cùng với anh em tìm đến mọi người.."
Tôi sẽ mãi như thế và cùng với các bạn một thời Quế lâm của mình, chúng tôi sẽ sát cánh bên nhau, cùng nhau hát ca để luôn thấy :
".. Tiếng cười rộn rã bay ".
Công Lý tháng 6 năm 2013
VỀ THĂM MÁI TRƯỜNG XƯA
Về thăm trường cũ không em
Dòng sông Ly vẫn êm đềm trôi xuôi.?
Quế Lâm ngày ấy đâu rồi
Còn trong ký ức một thời khó phai
Đi tìm ai, có thấy ai
Những bè bạn tháng năm dài bên nhau
Vẫn màu hoa thắm Trúc đào
Vẫn tình bằng hữu thuở nào ấu thơ
Dòng đời trôi, một giấc mơ
Mái trường xưa giục lời thơ tuôn trào.
Trở về với nỗi ước ao
Quế Lâm trường cũ ấm sao tình người.
Công Lý 25 tháng 8 năm 2010
Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013
Sống thực
SỐNG THỰC HAY CHỈ "GẦN NHƯ LÀ SỐNG"
Tôi biết là Bạn đang sống đấy, nhưng đã có bao giờ bạn tự hỏi là mình đang "Sống thực" hay chỉ "Gần như là sống".? Cụm từ "Gần như là sống " không phải do tôi nghĩ ra mà đó là tên một cuốn sách của ĐỖ PHẤN . Ông vốn là một họa sỹ khá nổi tiếng nhưng vài năm gần đây lại nhảy sang viết văn. Điều lạ là những cuốn sách của ông khá hấp dẫn người đoc. Ông chuyên viết về đời sống chốn đô thị, viết về những thân phận trôi giạt trong cái "nhàu nhĩ phố phường", những công chức hạng xoàng loay hoay kiếm sống để nuôi vợ con từ vùng quê chuyển lên, những bác xích lô cuộc đời lam lũ, và có cả những kẻ bần cùng tứ chiếng, ma túy xì ke, những ả làm tiền..Họ sống ở những ngóc ngách của Hà thành tạo nên một lớp "cặn bã " đô thị..Cuộc sống thực của những hạng người này đươc ĐỖ PHẤN mô tả khá tỷ mỷ, nhiều lớp lang, góc cạnh và qua sự tả thực của ông, họ không phải đang sống mà chỉ đang "GẦN NHƯ LÀ SỐNG" thôi. Vậy thế nào mới là sống thực? câu hỏi đó Tác giả đã không trả lời mà dành cho độc giả. Tôi là một trong số độc giả đó và vẫn đang loay hoay với câu hỏi " Bạn đã sống thực chưa"?
Sáng sớm ngày thứ bảy đầu tháng sáu, bàu trời trong xanh không một gơn mây ,tôi bỗng nảy ra ý định đi chơi xa một chuyến để có cơ hội trải nghiệm cái gọi là "sống thực ". Tôi nhảy lên chiếc xe đạp vốn dùng hàng ngày và đạp thẳng về phía Hồ Tây. Sáng sớm trời mát xe còn khá tốt nên chả mấy chốc tôi đã qua con phô Lạc long quân và thế là chạm ngay đến mép nước Hồ Tây. Phía trước măt tôi trên mặt hồ là một đám sen dày đặc. Trời mây, mặt nước hồ lung linh và những búp sen hồng vươn lên trong nắng sớm tạo nên một bức tranh thật đep, thật kỳ ảo, thật ấn tượng, một cảm giác sảng khoái, lâng lâng tràn ngập lòng tôi. Tôi thấy từ trong đám sen ấy có một chiếc thuyền lướt đi, trên thuyền mấy cô gái trẻ đang ôm những bó sen màu hồng tỏa hương thơm dìu dịu. Khi lên bờ thấy tôi đứng bên chiếc xe đạp, một cô gái trẻ măng biếu tôi mấy búp sen, cầm trên tay chưa kịp nói lời cám ơn thì mấy cô gái ấy đã chạy như bay về phía chiếc xe con đỗ gần đó để lại trong gió những tiếng cười ròn rã. Tôi còn nghe vẳng bên tai tiếng một cô gái trong dám trẻ ấy
" Ông đem về nhớ lấy nhụy sen để ướp trà uống thơm lắm ông ạ ". Bỗng chốc tôi nhận ra mấy cô bé ấy hẳn là dân Hà Nôi đích thị, nếu không làm sao biết cách uống trà ướp sen của dân Hà Thành chứ. Trên đương về nhà tôi cứ nghĩ , thế này chả phải là đang "sống thực" đó sao. Có lẽ với tôi sống thưc tức là sống theo cách của mình, theo ý thích, ý định của mình, không lệ thuộc vào người khác, không sống theo cách cua người khác. Đơn giản thế thôi !
Còn nhớ mấy hôm trước gặp nhau tại nhà hàng Chiếu hoa, tôi cứ há hốc mồm mà nghe câu chuyện "PHƯỢT" hết sức ly kỳ của Cụ Thế Long, đám dân Cầu Ngà chung tôi chẳng ai là không phục sát đất khi nghe câu chuyện về người " ANH HUNG SA LỘ" ấy cả. Một " cặp đôi hoàn hảo ", Cụ Long và cụ Bà chỉ với chiếc xe máy vào loại "cổ lai hy" , trang bị khá đơn sơ, ba lô khoác áo đã sờn vai, một ít thực phẩm dự trữ, bánh lương khô, nước uống và hai tâm hồn trẻ trung, hừng hực khí thế đã bất chấp mọi khó khăn, gian khổ và cả hiểm nguy để vươt qua chặng đường HA NÔI -MÔC CHÂU -TUÂN GIÁO-SƠN LA-ĐIÊN BIÊN chưng 1600 cây sô, vươt qua bao đèo dốc cheo leo, qua cả những đỉnh núi chót vót cách măt biển tới nghin met. Dọc đường đi có khi lạc lối, có lúc hỏng xe, tự tìm đường, tự vá xe, hai Cụ vẫn sát cánh bên nhau, mốt tình bền chặt keo sơn suốt mấy chuc năm đã tạo nên sức mạnh phi thường đưa hai Cụ vượt qua muôn vàn thách thức, hiểm nguy để đến với đỉnh cao chói lọi của niền tin vào cuộc sống hôm nay. Chuyến "PHƯƠT" đày kỳ thú này đã chưng minh một chân lý giản đơn nhưng ý nghĩa vô cùng sâu xa : Không có giơi han nào mà con người không thể vượt qua. Đó chẳng phải là "sống thưc" hay sao? Triết lý rất đơn giản : sông theo cách của chính mình, đó chính là sống thực.
Tôi đang định dừng bài viết thì nhận được cú điện thoại của Cụ Tú Riềng, thật bất ngờ Cụ báo tin cho tôi hay Cụ đã sắm cái APAT đời mới nhất, cụ cười rất sảng khoái và nói oang oang trong điện thoại, " tư nay HAI LÚA này chẳng còn phải phiền lụy gì đên vợ con nữa, tha hồ lướt vep, chít chát thoải mái, xem phim xem ảnh mặc sức." Cụ kể chuyện đi sắm APAT khiến tôi cười đến tức bụng,Cụ bảo " Mình đã Hai lúa, đên mua của nó, nó lại còn "hai lúa "hơn cà mình" Tôi thì thầm nghĩ ,còn phải tìm đâu xa nữa, đó đích thị là "sống thực" rôi còn gì nữa.
Còn các Cụ thì sao? đã sống thực đích thị chưa ?
Chủ nhật 9/6/2013
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)